Nhiều cha mẹ ngày nay do chưa có kinh nghiệm và cả kiến thức để có thể nhận diện đúng dấu hiệu trẻ chậm nói.
Điều này có thể chỉ là tạm thời hay cần can thiệp y tế?
Việc trang bị kiến thức giúp bạn nhận biết chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, giúp cha mẹ đưa ra quyết định chính xác cho con.
Đừng để thiếu sót và sự vô ý của bạn ở hiện tại ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của con.
Thậm chí là của cả gia đình.
Bạn có biết rằng 1/4 số trẻ có thể bị chậm nói.
Tuy nhiên số ít trong số ấy vẫn phát triển bình thường và theo kịp mốc phát triển của bạn bè cùng trang lứa ở 2 tuổi.
Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhưng thiết thực với bạn.
Ráng đọc hết nhé!
Vì bài viết được tổng hợp, chắt lọc từ những nguồn đáng tin cậy như các chuyên gia về nhi khoa của bệnh viện đa khoa Vinmec, bệnh viện đa khoa Tâm Anh, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm can thiệp 1:1 của cô Tâm- người vẫn luôn đồng hành cùng trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ.
Những ý trọng tâm
- -Hiểu đúng về trẻ chậm nói
- -Dấu hiệu của trẻ bị chậm nói
- -Khi nào trẻ bị coi là chậm nói
- -Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng chậm nói
Như thế nào gọi là trẻ chậm nói?
Con mình nghe và hiểu hết ba mẹ nói gì đó cô, có điều không nói lại được thôi
Hay trường hợp khác thì bé lanh lắm cô, có điều hay bực bội vì ba mẹ không hiểu con nói gì.
Đó là các ví dụ phổ biến khi nói về những trường hợp trẻ chậm nói
Vậy thì bạn có thể hiểu đơn giản nhưng phải hiểu đúng về trẻ chậm nói như thế nào?
Đó là trẻ chậm nói và chỉ là chậm nói hơn so với các bé ở mốc bình thường thôi.
Các bé này thường hiểu hết ý của ba mẹ, người thân đấy.
Nhưng bé gặp khó khăn khi diễn đạt bằng lời nói, chỉ biết bi bô, nói khó nghe
Điều này dẫn đến việc ba mẹ cảm thấy lo lắng, băn khoăn.
Và một loạt các câu hỏi nghi ngại khác tự nhiên xuất hiện.
Liệu con mình có bị thế này, có bị thế kia không?
Nhưng bạn hãy bình tâm lại.
Nếu bạn tự tin rằng bé nhà bạn hiểu hết ý của bạn, nhưng bé chưa biết cách trả lời bằng lời nói
Vậy thì tỷ lệ phần trăm bé nhà bạn chỉ thuộc nhóm trẻ chậm nói là rất cao
Tuy nhiên, cũng xin chúc mừng bạn, vì sao ư? Vì xử lý vấn đề trẻ chậm nói cũng không quá khó.
Mình sẽ từng bước hướng dẫn bạn cách dạy trẻ chậm nói ngay tại nhà.
Nếu bạn có thể dành thời gian nghiêm túc với con.
Còn không, bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn
Điều này giúp bạn có được kết quả nhanh và tốt nhất.
Dấu hiệu của trẻ chậm nói ba mẹ cần lưu ý
Có rất nhiều tin bài khác nhau chia sẻ về các dấu hiệu của trẻ chậm nói.
Nhưng với tư cách là một người mẹ
Mình tin rằng hầu hết trẻ sẽ phát triển bình thường dưới sự quan tâm đúng mực của ba mẹ
Tuy nhiên, để tránh rơi vào phần nhỏ kém may mắn kia
Bạn nên lưu tâm về những dấu hiệu của việc trẻ chậm nói để có cách xử lý cho kịp thời
Vậy trẻ chậm nói có những biểu hiện gì?
Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra 4 mốc lưu tâm quan trọng nhất
Vì những mốc ấy đánh dấu sự phát triển nổi trội của trẻ về mặt ngôn ngữ
Trẻ 12 tháng tuổi
Những đứa trẻ thường không cố gắng kết nối hay giao lưu với mọi người xung quanh (trong khi các bé khác đã bắt đầu dùng âm điệu, cử chỉ hoặc lời nói để tương tác)
Ngay cả khi chúng cần sự trợ giúp hay mong muốn điều gì đó.
Không thể thốt lên bất kỳ từ ngữ nào, chẳng hạn như “mẹ” hoặc “ba”.
Chẳng bi bô, không phát âm các phụ âm như “p” hoặc “b”.
Trẻ không thực hiện được các hành động đơn giản như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu khi nói không, hoặc chỉ tay về hướng đồ mà trẻ muốn.
Khi được gọi tên chính xác, trẻ không có chút phản ứng nào.
Không hiểu hay đáp lại các từ đơn giản như “không”, “chào bé” và “bai bai”.
Trẻ có dấu hiệu thờ ơ với thế giới xung quanh.
Trẻ 18 tháng tuổi
Khi được yêu cầu, trẻ chưa thể chỉ ra một số phần của cơ thể như đầu, mắt, hay mũi.
Bé chưa thể phát âm được sáu từ một cách bất kỳ.
Con không tỏ ra có khả năng hoặc mong muốn cố gắng tương tác bằng bất cứ phương thức nào, kể cả khi cần hỗ trợ.
Trẻ không biết chỉ vào đồ vật mình mong muốn.
Chưa thể nói những từ căn bản như “mẹ” hay “bế”.
Trẻ không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, chẳng hạn như “Đừng sờ vào nó”.
Khi ba mẹ hay người thân hỏi “cái gì đây?” hoặc “dép bé đâu?”, trẻ không phản ứng bằng lời nói hay động tác.
Trẻ 2 tuổi có biểu hiện chậm nói
Tổng số từ trẻ có thể nói chưa vượt qua con số 15.
Thay vì tự nghĩ ra lời nói của riêng mình, trẻ thường chỉ lặp lại phát ngôn của cha mẹ hoặc những người xung quanh.
Khi muốn thực hiện một cuộc trò chuyện bằng câu ngắn gọn gồm 2 từ như: “Mẹ bế”, “Uống nữa”, trẻ gặp khó khăn, thậm chí có thể nói mà không trôi chảy.
Bé không cảm thấy thoải mái hoặc không muốn sử dụng lời nói để giao tiếp, trừ khi tình huống trở nên cấp bách.
Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các mệnh lệnh hoặc câu hỏi phức tạp hơn, chẳng hạn như:
- “Lấy giày của con đi”
- “Con muốn uống không?”
- “Ba đâu rồi?”.
Con trẻ thiếu khả năng chơi giả vờ với búp bê hoặc tự mình giải trí, như cho búp bê ăn, trò chuyện một mình với nó, hay giả vờ chải tóc.
Không biết cách mô phỏng hành động hay lời nói của người khác. Khi nhìn vào sách, trẻ không thể chỉ ra bức tranh mà cha mẹ gọi tên.
Chưa biết kết hợp hai từ lại với nhau.
Trẻ cũng không hiểu rõ công dụng của các vật dụng thông thường trong nhà như: bàn chải đánh răng, chén đĩa.
Lưu ý: Ở độ tuổi này, khoảng 1 trong 5 trẻ em có thể có biểu hiện chậm nói, và nhiều em trong số này sẽ phát triển theo kịp bạn bè khi trưởng thành.
Dấu hiệu trẻ 3 tuổi chậm nói
Lên 3 tuổi chưa sử dụng đại từ nhân xưng nào như con, mẹ, hay ba.
Trẻ không thể nối từ thành câu ngắn gọn, chẳng hạn: “Mẹ giúp con,” “Muốn uống nữa.”
Không hiểu những hướng dẫn hay câu hỏi đơn giản, chẳng hạn: “Lấy giày của con đặt lên kệ,” “Trưa nay con muốn ăn gì?”
Lời nói của trẻ thường không chính xác, khiến cả người trong gia đình và người ngoài đều không nắm bắt được ý.
Thường xuyên bị lắp bắp, rất khó khăn khi phát âm hoặc nói ra, và khi trò chuyện, khuôn mặt trẻ biểu lộ sự căng thẳng.
Bé không đưa ra câu hỏi, ít quan tâm hoặc không chú ý đến sách truyện chút nào.
Trẻ không hứng thú và không có tương tác với bạn bè khác.
Đặc biệt, trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi phải rời xa bố mẹ.
Trong bài này ngoài những dấu hiệu chậm nói cần lưu ý với ba mẹ có trẻ dưới 3 tuổi, mình còn muốn đề cập đến một khía cạnh nữa.
Đấy là thậm chí khi trẻ có những dấu hiện trên, nhưng sự thực có quá nghiêm trọng hay không?
Cần hiểu đúng bản chất của trẻ chậm nói
Một số câu hỏi đã xuất hiện kèm theo, có thể bạn cũng quan tâm đấy
Câu hỏi thường gặp
Trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng?
Thông thường, trẻ bắt đầu bập bẹ những từ ngữ đơn giản khi đạt khoảng 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bắt đầu muộn hơn, vào khoảng 24 tháng.
Phần lớn các bé sẽ bắt đầu hình thành ngôn ngữ từ tháng thứ 18.
Nếu con bạn đã 2 tuổi mà vẫn chưa biểu hiện khả năng ngôn ngữ.
Bạn hãy lưu ý vì điều này có thể được xem là biểu hiện của tình trạng chậm nói.
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Nếu trẻ không đạt được các mốc nói cơ bản ở các độ tuổi trên, có thể cần xem xét các nguyên nhân gây chậm nói sau:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có những người từng chậm nói, điều này có thể ảnh hưởng đến trẻ.
- Môi trường giao tiếp: Trẻ em cần được tiếp xúc và tương tác thường xuyên với người lớn để phát triển ngôn ngữ.
- Vấn đề y tế: Các vấn đề liên quan đến thính giác, tự kỷ hoặc rối loạn phát triển có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.
Tạm kết
Như vậy là bài viết này mình đã trình bày qua một lượt những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn hiểu hơn như thế nào là trẻ chậm nói, dấu hiệu của trẻ bị chậm nói cũng như những câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề này.
Rất hy vọng những chia sẻ này hữu ích với bạn.
Nếu cần tư vấn thêm về trẻ chậm nói, đừng ngần ngại
Hãy nhấc điện thoại lên và nhắn ngay cho cô Tâm nhé.
Add comment