Xây Dựng Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Cho Con

combo sách ehon

“Con có ăn không , hay muốn ăn đòn rồi mới chịu ăn cơm hả”

“ Con ăn đi, rồi mẹ dẫn đi chơi”

“Con ăn ngoan nhé, rồi mẹ sẽ mua búp bê cho”

La mắng trẻ

Tất cả những câu độc thoại đó mẹ chỉ biết tự nói và tự nghe. Con vẫn ngúng nguẩy, phụng phịu ngồi nhìn bữa ăn.

Nhiều khi bé đi nhà trẻ rồi nhưng về nhà thì cứ ỳ ra thế đấy

Đó có phải là câu chuyện mà các bạn rất hay chứng kiến trong bất kỳ một gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi nào hay không?

Dần dần người ta cho đó là cái chuyện hết sức bình thường và chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên

Giúp Con Nhận Thức Về Trách Nhiệm

Dạy con kỷ luật và trách nhiệm

“Trẻ con thì nó phải như vậy chứ”

“Như vậy”- có lẽ là trẻ có quyền làm nũng, có quyền phụng phịu mỗi bữa ăn để được dỗ dành ư?

Cũng chính từ việc học hỏi và nghiên cứu các phương pháp giúp trẻ tự ăn, rèn cho trẻ tính kỷ luật, tự chịu trách nhiệm rồi mang áp dụng vào chính bé gái nhà mình nên bản thân mình thường hay bị ông bà nội trách vì không chịu mềm mỏng với con- bé Bắp gần 3 tuổi.

Ôi thì đành ráng mà nghe ông bà trách móc chứ biết làm sao.

Nhưng mình vẫn kiên quyết không thay đổi suy nghĩ và biện pháp mạnh vì đã nhận được sự ủng hộ từ anh chồng mình

Nói chuyện bí mật

Nhờ những cuộc trao đổi “bí mật” giữa 2 thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy con cái nên bọn mình đã kiên quyết làm đến cùng theo những chiến thuật đã trao đổi từ trước

Quả thật nghề làm mẹ cũng phải có “mưu mẹo” các bạn à.

Một buổi xế chiều khi 2 chị em Bắp Bon đang chơi nhà trên

Vừa chơi xong mẹ gọi đi rửa tay thì liền đáp một câu nghe ta nói…. “ ngọt lịm”

“Dạ…ạ…! Con đi liền”

Nàng vừa rửa tay xong là nhảy lên ghế ngồi ngay 

Mẹ Bắp thấy thế vui lắm, mang bữa tối ra cho nàng 

Nàng cầm muổng lên và xúc cơm

Mẹ Bắp thấy vậy liền quay sang chuẩn bị bữa tối cho ku Bon

Mọi thứ đâu vào đấy, mẹ nó ngoắc cái đầu sang nhìn chị 2 Bắp với dự định hỏi con gái món mẹ làm ngon lắm không 

Thú thật là lời khen của con trẻ nghe SƯỚNG tê lòng mọi người ạ!

Ấy vậy mà …. Cái gì vậy trời?

“Con làm cái gì vậy Bắp, nãy giờ chưa xúc được miếng nào nữa, chén cơm còn y nguyên là sao?”

“Con có ăn nhanh lên không, cơm nguội hết rồi kìa”

Thấy cô nàng vẫn không có phản ứng gì và ngồi im xúc cơm zô muổng rồi lại đổ ra

Tại sao cái việc này lại diễn ra vào một ngày đẹp trời như vậy?

Tại sao nó lại không thể dành cho mẹ Bắp  trọn vẹn 1 ngày bình yên nhỉ?

Lúc này trong đầu mẹ Bắp hình như thấy có mây  kéo lại và sấm chớp xuất hiện rồi

Mà ngoài trời thì trong veo , thế mới kỳ chứ

Mẹ Bắp lại tiếp: “ Con có thấy con ruồi nó đang bay lượn xung quanh và sắp đậu vào thức ăn của con rồi đấy”- Bé Bắp khá ngại mấy con ruồi và gián nên mẹ “dọa” ngay

Nhưng hình như chưa đủ áp phê thì phải

Nàng Bắp vẫn cứ duy trì nhịp độ xúc cơm lên và đổ xuống chén đều đều giống cái máy trộn bê tông của mấy nhà thầu xây dựng và bỏ ngoài tai tất cả những gì mẹ nói

Ôi những lúc mưa giông thế này thì chỉ có mà bình minh mới giúp con được thôi Bắp ơi

Quả thật tất cả mưu mẹo mà mình đã nghĩ ra và áp dụng hết thảy nhưng dường như không thể xoay chuyển tình thế

Có thể phù hợp với bạn: Cảm xúc phập phồng và bí kíp điều chỉnh

Giúp Con Nhận Thức Về Kỷ Luật

Và rồi mình đã đưa ra cho Bắp một giải pháp.

Trong vòng 20p- tức là mình nói với Bắp khi kim dài chỉ từ số 4 đến số 8 mẹ sẽ cất hết chén cơm, canh dù con có ăn hết hay không. 

Đồng hồ giúp con rèn kỷ luật

Mình biết rằng điều này khá khắt khe với một đứa trẻ 3 tuổi

Nhưng mình tin rằng về lâu dài đó sẽ là nền nếp giúp Bắp làm quen và chấp hành những nội quy của mẹ- Những quy định đã được cân nhắc rất kỹ để giúp Bắp nhanh chóng rèn luyện tính kỷ luật.

Kết quả của bữa cơm là mẹ đã thưởng thức trọn vẹn bữa ăn do mình nấu cho Bắp

Sau một thời gian nữa mình sẽ làm một bài đánh giá và chia sẻ cùng các mẹ kết quả của phương pháp áp dụng nguyên tắc kỷ luật linh hoạt để dần đưa trẻ vào nề nếp.

Có thể bạn sẽ thích: Làm thế nào rèn thói quen tốt cho con

Lời Tạm Kết

Trong gia đình mình thì cả 2 vợ chồng mình cùng xác định sẽ chịu mọi trách nhiệm trong việc giáo dục con cái nên cả 2 phải cam kết cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành mục tiêu chung

Mặc dù ở chung với ông bà nội và không ít lần vấp phải ý kiến phản đối của phụ huynh nhưng điều đó cũng không thể cản được mong muốn dạy dỗ con trở thành người có có trách nhiệm và kỷ luật ngay từ lúc nhỏ

“Giáo dục không bao giờ là quá sớm”

Không biết các mẹ đang áp dụng cho con phương pháp nào để rèn luyện trẻ tính kỷ luật, trách nhiệm nhỉ?

Hãy góp ý hoặc chia sẻ thêm với mình và các bạn đọc khác bằng những comment bên dưới nhé.  

Add comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xây Dựng Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Cho Con

0