Bạn đã bao giờ nghe về giai đoạn khuôn khổ và dễ dãi chưa ? Nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe. Mình hi vọng rằng những chia sẻ dưới đây thực sự hữu ích với bạn.
Giai đoạn này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ nếu bạn không biết?
Vâng tất cả sẽ được giải đáp trong bài post này nhé.
Giai đoạn khuôn khổ là gì?
Đó là giai đoạn khi con từ 0-3 tuổi. Giai đoạn này con chưa ý thức được hành vi, lời nói và chưa suy luận được nhiều về kết quả của sự việc.
Trong giai đoạn từ 0- trước 3 tuổi con giống như một tờ giấy trắng và bé không hề biết sẽ ăn gì, uống gì cư xử, nói năng, hành động như thế nào?
Cho đến khi cha mẹ dạy, mọi người dạy, cuộc sống dạy, xã hội dạy thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, tiếp xúc với con người với thiên nhiên dần hình thành nên tư duy và trí tuệ của đứa trẻ.
Và tất cả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường chúng được học hỏi,sao chép v.v….
Nếu môi trường tốt chúng sẽ hình thành nên tư tưởng, tâm lý, năng lượng tốt, tích cực.
Ngược lại chúng cũng sẽ cho ra những kết quả tiêu cực ,không phù hợp….
Bên cạnh đó giai đoạn này con vừa làm, vừa học, vừa thử sai. Nên thế giới của con là 1 kho tàng bí mật mà con mong muốn được khám phá .
Vì thế nếu bố mẹ, người thân tận dụng giai đoạn vàng này để mang tới cho bé tất cả những kiến thức, thông tin bổ ích, phù hợp trong khả năng của con thì con sẽ tiếp nhận tất cả với tốc độ siêu nhanh và khối lượng thông tin khổng lồ.
Vậy nên quá trình học hỏi này không có gì gọi là quá tải với trẻ. Bạn biết đấy bộ não của 1 đứa trẻ có tới cả trăm tỉ tế bào cơ đấy
Mỗi tế bào sẽ lại mở ra nhiều nhánh liên kết ,đan xen thông qua quá trình học hỏi và tiếp thu
Tất nhiên các nhánh, sợi liên kết này sẽ không có được,không phát triển được ,không bền vững được khi không có sự học hỏi tiếp thu và duy trì từ bên ngoài
Chính vì thế bố mẹ có thể áp dụng khuôn khổ với con trẻ là phù hợp và hiệu quả.
Khuôn khổ ở đây có nghĩa là bạn có thể hướng cho trẻ học như thế nào học cái gì phù hợp với trẻ nhưng vẫn ngầm theo lộ trình và mục tiêu bạn hướng đến.
Chứ không phải cho con vào khuôn để đúc.
Đừng hiểu sai ý mình nhé!
Con trẻ sẽ không phản kháng, không thấy khó chịu nhiều vì nghĩ rằng mình đang được chơi, mình đang được khám phá một điều gì đó rất mới, rất thú vị.
Trẻ cũng rất tập trung, hăng say tìm hiểu mà không cảm thấy bị ép buộc bị gò bó .
Tất cả với trẻ chỉ như trò chơi.
Nhiệm vụ của bố mẹ là tạo đường mòn lối mở, tạo nền tảng vững chắc cho con trong giai đoạn vàng này thôi và đó chính kim chỉ nam định hướng trong tương lai.
Con đang bắt đầu những bước chân đầu tiên với khoảng thời gian tập trung cao độ nhất- Giai Đoạn Khuôn Khổ
Phải nói rằng đây là giai đoạn tuyệt vời nhất để đứa trẻ khởi hành. Là giai đoạn “dễ dàng nhất” của cha mẹ.
Cha mẹ chỉ cần một thời gian rất ngắn nhưng lại có thể xây dựng nếp tự học cho con ở giai đoạn sau.
Thật ra chúng ta chỉ đang tận dụng bước đà trong giai đoạn tuyệt vời nhất của con để giảm bớt công sức,thời gian của con và bố mẹ về sau .
Cũng giống như câu nói của người Nhật : “ Rèn sắt phải rèn từ trong lò” hay câu nói của người Việt Nam đó là “Dạy con từ thuở còn thơ”
Vì vậy đây là giai đoạn trẻ NÊN được uốn nắn, dạy dỗ cách tiếp thu mọi thông tin một cách liên tục và đều đặn thì sau giai đoạn 3 tuổi con sẽ có khả năng học tốt.
Bạn chỉ mất rất ít thời gian bên con mà vẫn giúp con tự học tốt . Đó chính là lúc con bước sang giai đoạn mà bố mẹ cần dễ dãi hơn.
Vậy Giai Đoạn Dễ Dãi Là Gì?
Đó là giai đoạn từ 3 tuổi trở đi con đã nhận thức được vị trí, vai trò,tiếng nói của mình.
Vì thế con sẽ thích làm những gì con thích thể hiện cái tôi, sẵn sàng chống lại để đạt được điều mình muốn.
Con trẻ thích thì nghe không thì thôi, càng lớn con càng hiểu chuyện, con biết đúng biết sai, có chính kiến của riêng mình.
Quan sát và xử lý các tình huống khi thấy người lớn làm, từ trải nghiệm con đúc kết dần cho con cái nhìn và tư duy sắc bén, tinh tế hơn.
Chính vì thế nhu cầu được tôn trọng,được lắng nghe,được làm một người lớn càng trở nên mạnh mẽ.
Vì vậy con sẽ phản bác,chống đối,không hợp tác nếu thấy không phù hợp với những gì mình mong muốn.
Bố mẹ vẫn áp dụng chiêu thức cũ để dạy con (dạy con như giai đoạn khuôn khổ) thì không còn hiệu quả nữa.
Cách tốt nhất lúc này là bạn phải mềm dẻo hơn, dễ dãi hơn, tinh tế hơn, hạ bớt cái tôi của bạn, lắng nghe con nhiều hơn thì mới mong đạt được kết quả .
Thế nhưng có rất nhiều cha mẹ đã bỏ lỡ, nhiều em bé lãng phí thời gian chơi tự do
Đặc biệt hiểu sai quá trình phát triển trí tuệ lớn lên của con
Bố mẹ nghĩ rằng nhỏ nên chơi, lớn lên học sau.
Câu nói mà mình thường nghe nhất đó là “Nó nhỏ vậy biết gì đâu. Trẻ con cứ để chơi cho đúng tuổi thơ. Học gì sớm đánh mất tuổi thơ. Mai mốt lớn rồi học. Có cả đời để học. Sao phải ép”
Hay có những suy nghĩ “ Biết vậy… nhưng mà …. Biết trẻ nhỏ học nhanh học tốt mà thấy nó nhỏ,tội nó. Để nó lớn rồi học. Học cho lắm như mình rồi cũng có làm gì to lớn đâu. Cứ vui vẻ,hồn nhiên là được…. v.v….
Nhưng thực tế khi con 5-6 tuổi bố mẹ nói không được, con học không tập trung, không chú ý, nhanh chán thì bố mẹ lại gào lên.
Những suy nghĩ của cha mẹ đều rất bình thường . Vì trước khi mình biết được những điều này, trước khi mình có con mình cũng nghĩ vậy mà.
Bạn thử tưởng tượng xem nếu ngay từ nhỏ con được học,được rèn luyện,được tạo thành một thói quen cộng với tiềm năng của con thì khi bước vào 3 tuổi có phải chúng ta tạo được cho con một nền tảng tốt đẹp không?
Đến khi con đã nhận thức được con biết con đang học chứ không phải khám phá thì con cũng rất khó để phá vỡ nền tảng tốt đẹp đó. Chưa kể khi con đi được tới chặng đường này con cũng được tiếp thu, học hỏi bao nhiêu thứ mà bạn không thể đong đếm được
Đến lúc đó bạn sẽ không phải tốn công sức hay quá căng thẳng khi dạy con hay cùng con tham gia bất kỳ một hoạt động nào .
Điều này rất đơn giản bởi vì con đã luyện tập con quen rồi thậm chí thấy thiếu khi không được làm.
Ngược lại con đang chơi trong một thời gian dài, tự dưng nay phải ngồi vào bàn để học,để tập trung tất nhiên chẳng dễ chịu,chẳng thích.
Hay nói đúng hơn đó chính là một cực hình với con. Có lẽ không cần đề cập bạn cũng biết kết quả sẽ như thế nào đúng không ?
Điều này mình đã được thấy từ những học trò của mình.Thật sự rất khó khăn và mất nhiều thời gian để khắc phục…
Vì vậy bạn đừng nhầm lẫn giữa hai giai đoạn khuôn khổ và dễ dãi này nhé!
Đừng nghĩ rằng nhỏ quá không học được,không tiếp thu được hay việc học là quá sức với trẻ mà nên để lớn mới học.
Nói thật hiện tại mình thấy con mình có khả năng nghe, nói, đọc viết và có khả năng tự học rất tốt. Con cũng sẽ có lúc không hào hứng nhưng phần trăm đó rất ít.
Tất cả nhờ vào những năm tháng mỗi ngày một ít mình cùng con học từ khi con còn 16 tháng.
Người Việt Nam có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” . Chỉ cần bạn cố gắng mỗi ngày một chút chắc chắn bạn sẽ có kết quả.
Để có được Thói quen,năng lực cần phải duy trì đều đặn mỗi ngày. Vì thế dù trẻ nhỏ hay người lớn đều cần được rèn luyện phù hợp với khả năng thì con người sẽ phát triển tốt, thông minh
Tất cả việc rèn luyện này đều theo khả năng của con trẻ và không có gì gọi là ép, là quá sức bạn ạ. Bạn sẽ vô cùng bất ngờ với khả năng thu nạp tất cả kiến thức, thông tin, cảm xúc, v.v….của con trẻ đấy.
Hi vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ suy nghĩ lại,và có thể thay đổi cách thức tương tác với con, thấu hiểu hơn giai đoạn phát triển tâm lý, trí tuệ của con.
Từ đó nuôi dạy con tốt hơn, vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Tạm Kết
Cuối cùng mình chỉ muốn nói rằng chúng ta cũng chỉ làm cha mẹ một lần, chúng ta cũng đang học hỏi để trưởng thành hơn. Vì thế nếu có con đường nào giúp ta làm tốt hơn, đỡ hao công,tổn sức mà vẫn mang lại kết quả tốt ta cũng nên thử .
Điều quan trọng là giúp cha mẹ và con cái được vui vẻ,hạnh phúc được phát triển tốt nhất trong khả năng, đúng thời điểm của con bạn nhé!
Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết của mình. Mọi thắc mắc, chia sẻ mời bạn để lại bình luận bên dưới .
Add comment