5 Nguyên Tắc Uốn Trẻ 3-4 Tuổi Tự Học

combo sách ehon

Có nhiều cha mẹ sẽ nói rằng trẻ 3-4 tuổi biết gì mà học, chứ nói gì đến tự học, không cần phải cho học sớm thế, các cơ tay, xương bàn tay còn chưa hoàn thiện v.v….. Tại sao phải ép trẻ học, sao phải tập để con vào bàn rồi còn phải tự giác học?

Vậy bạn hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với một em bé suốt ngày chỉ chơi tự do,xem các trò chơi game ,tiktok ,chơi chán rồi ngủ,nghỉ v.v…..

Trẻ vui chơi

Nói chung con không hề biết đến sự tồn tại của bất kỳ một hoạt động giáo dục nào?

Con cũng chưa bao giờ ngồi vào bàn để thực hiện một hoạt động nào đó mang tính tập trung.

Liệu rằng đứa trẻ này sẽ phản ứng như thế nào nếu một ngày đẹp trời mẹ gọi ngồi vào bàn để học?

Ngược lại, với một đứa trẻ cũng bằng tuổi nhưng ngày nào cũng ngồi vào bàn để nghe mẹ đọc sách, lắp ghép, để đồ hình, tô màu, chơi tráo thẻ, thủ công, vận động v.v……

Có lẽ chỉ cần với một ví dụ đơn giản như vậy bạn và mình cũng có thể tự trả lời câu hỏi ở trên phải không?

Mình nghĩ rằng việc giáo dục một đứa trẻ cũng giống như việc chúng ta gieo một hạt giống.

Đó là cả một quá trình chăm sóc, tưới tắm, làm cỏ, bỏ phân …..đó là một quá trình chăm sóc,nuôi trồng thường xuyên cho đến lúc thu hoạch thì mới gặt hái được những trái ngọt

Chưa kể những lúc trời mưa quá nhiều, nắng quá nhiều, trời giông bão lại cần được chăm sóc kỹ hơn.

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản giúp hình thành nên nhận thức và thói quen của con trẻ trong việc tự giác học tập trong tương lai  

Kế hoạch

Thiết Lập Thói Quen Đều Đặn

Để thiết lập được những thói quen cần một thời gian làm quen,thực hành đều đặn.

Có thể với trẻ việc kỷ luật bản thân để tuân theo một khung giờ quen thuộc là một điều không hề dễ dàng.

Thói quen

Nhưng chỉ cần đứa trẻ đó được thực hiện một công việc phù hợp với khả năng của trẻ,và cam kết thực hiện liên tục mỗi ngày thì tất cả mọi bé đều làm được

Đôi khi để gieo hay thực hành một thói quen nào đó không quan trọng việc bạn đã làm nhiều, ít ra sao mà quan trọng đứa trẻ đó có làm mỗi ngày không

Chính vì vậy để con quen và thực hiện được thói quen tốt thì cần rèn luyện đều đặn mỗi ngày. Từ lạ đến khó chịu, từ khó chịu đến tự làm một cách thoải mái. 

Tất cả đều cần có thời gian. Không thể đi tắt, không thể vội vàng.

Kiên trì và bao dung

Với nghề làm cha mẹ thì sự kiên trì và bao  dung chưa bao giờ là quá thừa vì con trẻ không thể nói là đi ngay, thực hiện một lần là được.

Vì thế cần bố mẹ bao dung nhiều hơn và kiên trì cho đến khi con sẵn sàng con sẽ làm tốt

Bao dung

Khi bạn kiên trì với con cũng là cách cho bản thân mình cơ hội học cách chờ đợi và cho mình cơ hội để sống chậm hơn, nhẹ nhàng hơn, không gấp gáp vội vã.

Bao dung với con để thấu hiểu con đồng thời để lắng nghe chính mình, để quan sát và giữ cho tâm mình có được sự bình an, điềm tĩnh .

Khi ấy ta mới có thể trở thành cha mẹ tốt, biết cách làm cha mẹ, biết cách thay đổi bản thân và khi ấy con của bạn sẽ hợp tác với bạn tốt hơn.

Hiểu Khả Năng Và Từng Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ 

Mỗi trẻ có những điểm mạnh và yếu khác nhau, tốc độ phát triển cũng khác nhau, không bé nào giống bé nào . 

Và cho dù có những việc rất đơn giản có thể trước đây con làm rất tốt nhưng không được rèn luyện liên tục con cũng rất khó để thực hiện được cho giai đoạn sau này.

Trẻ phát biểu

Cho nên nhiệm vụ của cha mẹ hãy quan sát lắng nghe và xem xét những biểu hiện của con.

Và nếu để ý bạn sẽ thấy mỗi khoảnh khắc, mỗi lời nói, mỗi phản ứng đều có những lý do của nó.

Quan trọng là cha mẹ có hiểu được thông điệp của con không thôi.

Đồng Hành Cùng Con

Làm một mình bao giờ cũng khó khăn hơn khi chúng ta có đồng đội. Đặc biệt với trẻ nhỏ lại càng cần có sự dìu dắt, nâng đỡ và đồng hành của cha mẹ. Cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm người bạn đồng hành

Trẻ nhỏ dù vui vẻ hay giận dỗi hay buồn chán vẫn mong muốn được thể hiện điều đó ra cho bố mẹ biết. Và với chúng cha mẹ là người thân duy nhất .

Vì thế nếu muốn con bạn học hành tự giác bạn hãy đồng hành cùng con. Chắc chắn con sẽ cảm thấy vui sướng hạnh phúc vô bờ bến.

Tuy nhiên có nhiều cha mẹ biết thế nhưng không có thời gian, có nhiều cha mẹ lại muốn ủy thác cho ông bà,,thầy cô,người làm .

Còn có một bộ phận cha mẹ lại chẳng quan tâm hoặc quan tâm quá mức, thậm chí còn nói rằng : “ Bố mẹ dạy con học dễ xa nhau lắm hay đại loại như câu bụt nhà không thiêng v.v….

Vâng đúng là mình cũng từng như thế. Nên mình hiểu nỗi lòng của bạn.

Nhưng nếu bạn vẫn mong muốn làm bạn của con, làm thầy, làm người chỉ đường dẫn lối cho con bạn vẫn hoàn toàn làm được nếu bạn đặt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy con lên hàng đầu. 

Đó cũng chính là hành trình phát triển bản thân và tìm kiếm chính bản thể bên trong bạn

Khen Ngợi 

Bạn biết đấy khen ngợi tạo ra chất dẫn truyền thần kinh tên là DOPAMINE .

 Và khi hệ thần kinh hoạt động sẽ giúp kích thích hoạt động của thùy trán cùng với liên kết các yếu tố cần thiết để chăm sóc cho não bộ và hình thành những ký ức trong trí nhớ dài hạn. Giúp  trẻ học tốt hơn, lưu giữ thông tin lâu, nhiều hơn

Tuy nhiên có một điều mà bạn nên nhớ đấy là …

Hãy khen con bằng cả tấm lòng, đừng khen qua loa, đại khái. 

Đôi khi lời khen chỉ là việc nói lại những gì con đã làm cũng khiến con nỗ lực hơn rất nhiều

Mình xin kể cho bạn nghe câu chuyện về tinh thần tự giác học tập của em bé nhà mình sau khi mình đã áp dụng đều đặn 5 nguyên tắc bên trên:

Mấy hôm nay Bon bị sốt bệnh nên mình cho Bon ở nhà. Bon không đi học .Thế mà Bon lại làm mình quá bất ngờ .

Bon : Mẹ ơi giờ mình làm gì?

Mẹ : Con muốn viết bài xong mẹ chở con đi chơi hay con muốn đi chơi không viết bài(đồ chữ số và chữ viết)

Bon : Mình đi viết bài rồi đi chơi mẹ

Mẹ : Mẹ thấy con mệt hay thôi con khỏi viết bài đi mình đi chơi

Bon cương quyết : Không mình viết bài rồi đi chơi mẹ.

Mẹ : Ồ Bon của mẹ thật tự giác học bài ,vậy mình sẽ viết một chút rồi mẹ chở Bon đi chơi nhé! Mẹ khen sự cố gắng của con nhiều lắm. Cám ơn con.

Vâng đó là câu chuyện của em Bon nhà mình. Đây có thể là lúc Bon vui nhất nhưng không có nghĩa khi nào Bon cũng hợp tác như vậy.

Sẽ có lúc Bon vặn vẹo mẹ. Tại sao mẹ cứ bắt con viết bài hoài vậy? Và Mình đã giải thích . Mẹ không bắt ép con.Mẹ chỉ nhắc nhở con. Và chỉ có học hành mới có thể giúp con đạt được những ước mơ của con. Chỉ có đi học con mới hiểu biết . Và không ai lại thuê mướn một người không có kiến thức,học hành vào làm những nơi mát mẻ,nhàn nhã

Khi con không đi học con chỉ có thể làm những công việc nặng nhọc,vất vả,vì công việc ấy không cần quá nhiều kiến thức. Nếu con muốn nghỉ học để làm những công việc ấy thì con cứ nghỉ.

Bon nhớ nhé! Chưa kể khi con không học chữ sẽ bay qua đầu bạn nào siêng học và mình sẽ không biết chữ không học được con hiểu chưa.?

Và khi nghe mình giải thích động viên thì Bon đã ý thức được việc học hành. Nên có lúc Bon lười Bon cũng chỉ nhõng nhẽo tý nhưng vẫn viết bài học bài hợp tác với mẹ

Mình không cố ý khoe khoang thành tích con cái hay cách mình dạy. Mình chỉ đang kể lại những trải nghiệm của mình trong việc dạy con.

Việc dạy con không hề suôn sẻ nhưng nếu bạn kiên định và hành động một cách nghiêm túc trong nghề làm cha mẹ chắc chắn bạn sẽ có những quả ngọt.

Và nó rất xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.

Hi vọng bài chia sẻ này thật sự hữu ích với bạn. Và câu chuyện này cũng khép lại bài post hôm nay. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác.

Add comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5 Nguyên Tắc Uốn Trẻ 3-4 Tuổi Tự Học

0