Phương Pháp Giáo Dục Sớm Nào Phù Hợp Với Con Bạn ?

combo sách ehon

Bạn có con nhỏ và quan tâm về giáo dục sớm? Và bạn bắt đầu tìm kiếm về một phương pháp giáo dục sớm để áp dụng vào việc dạy con?

Nhưng bạn đang băn khoăn không biết chọn phương pháp nào?

Phương pháp giáo dục sớm

Mình cũng giống bạn. Bởi vì mình cũng có con nhỏ và đã lần mò tìm hiểu về nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau.

Để mình nói với bạn thế này nhé.

Mỗi phương pháp sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu và triết lý giáo dục khác nhau

Nếu mà nghe tư vấn thì phương pháp nào cũng thấy hay luôn đấy.

Lúc đó lại rối não thôi.

Cá nhân mình thấy là qua thời gian tìm hiểu về nhiều phương pháp khác nhau.

Để lựa chọn được một phương pháp giáo dục sớm phù hợp với con và với chính mẹ/cha thì sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố cực kỳ quan trọng dưới đây.

quan trọng

Bạn hãy cùng tham khảo qua nhé. Ngay sau khi bạn nắm được những yếu tố này thì nhất định bạn sẽ đưa ra được quyết định để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất.

Kỳ vọng về sự phát triển của con khi áp dụng giáo dục sớm

Đã là cha/mẹ thì ai cũng mong con mình được khỏe mạnh, thông minh, giỏi giang phải không bạn?

Đó là điều hết sức bình thường.

Thế nhưng cuộc sống vốn dĩ diễn ra không theo những gì ta nghĩ

Và dường như điều đó tạo nên hương vị thực của nó

Lúc mới cưới chồng, sống chung một thời gian rồi thì mong có con với nhau 

Có bầu rồi, bắt đầu mong thai nhi mạnh khỏe, rồi là ăn gì, uống gì cho con đủ chất?

kỳ vọng với giáo dục sớm

Nghe gì cho con thông minh ngay từ trong bụng mẹ?

Đi đứng, tập luyện ra sao cho con khỏe, mẹ khỏe?

Đợi chờ từng ngày để đón con chào đời

Lúc con chào đời cũng là lúc mà hành trình làm mẹ trở nên gian nan hơn hẳn.

Bản thân mình xác định đó thực sự là một nghề. Và nghề nào mà chẳng có vất vả.

Mình cũng đã có những trải lòng, những tâm sự “nghề” làm mẹ với các bạn trên kênh podcast rồi.

Nếu nói để con phát triển tự nhiên và không có kỳ vọng gì thì cũng không đúng.

Còn nói sẽ cố gắng áp dụng những gì tuyệt vời nhất cho con. Mình lại thấy điều đó quá sức với bản thân

Mình tin rằng đấy cũng có thể là suy nghĩ của bạn, người đang đọc bài viết này.

Không những vậy, nó còn là suy nghĩ của nhiều cha/mẹ khác.

Muốn con phát triển tốt hơn chính bản thân mình dường như là điều hiển nhiên của bất kỳ phụ huynh nào.

Chỉ có điều.

Kỳ vọng rồi tạo cơ hội, tạo ĐIỀU KIỆN để con phát triển sẽ rất khác với tạo ÁP LỰC lên con và lên chính bản thân bạn.

Bạn có nhận thấy điều này không?

Đầu tiên mình sẽ nói đến áp lực nhé.

+Áp lực được sinh ra từ kỳ vọng

Sẽ không có phương pháp giáo dục sớm nào được hình thành mà trong đó ẩn chứa những áp lực lên người dạy và người được dạy

áp lực

Đó sẽ không bao giờ là đích đến của giáo dục sớm

Nó đơn thuần được sinh ra từ sự khao khát quá mức của người làm cha mẹ-  người thiếu hiểu biết nhất định về giáo dục sớm mà thôi.

Thú thật là bản thân mình ngay từ đầu cũng có những suy nghĩ thiếu chuẩn xác như vậy.

Nhưng nhờ quá trình tìm hiểu rồi tự điều chỉnh nhận thức đã giúp mình bám sát theo những tôn chỉ, triết lý của giáo dục sớm .

Có lẽ nhiều người sẽ nói rằng nếu không có áp lực thì không có kim cương.

Điều đó rất đúng trong việc tôi rèn tinh thần và tạo nên những con người xuất chúng. 

Nhưng suy nghĩ ấy dường như không phù hợp với phương pháp giáo dục sớm.

Vậy giáo dục sớm hướng đến điều gì?

Đó chính là tạo cơ hội, tạo điều kiện, tạo sự kích thích phù hợp

Nếu bạn kỳ vọng con phát triển tốt đẹp hơn nhưng chỉ đơn thuần là tạo điều kiện, tạo cơ hội để con phát triển hết những năng lực vốn có của con thì đó chính là nét đẹp và tôn chỉ của phương pháp giáo dục sớm đúng đắn.

+Giáo dục sớm chính là biết tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo kích thích vừa đủ

sự động viên từ giáo dục con

Nếu bạn thực sự là một phụ huynh biết quan tâm đến con và hoàn toàn biết tự chủ bản thân với những tri thức đúng đắn thì bạn sẽ thấy những phương pháp giáo dục sớm tuyệt vời thế nào.

Chỉ cần bạn tạo điều kiện để con tự khám phá thế giới xung quanh, để con có cơ hội trải nghiệm từ những sai sót, để con ở trong môi trường mà con có thể phát huy những năng lực mà bạn không hề có… 

Khi ấy bạn đang làm rất tốt với giáo dục sớm rồi đấy.

Nhưng bản thân người áp dụng phương pháp giáo dục sớm cần tỉnh táo

Nếu không rất dễ vượt qua ranh giới và bạn sẽ bước chân sang khu vực Áp Lực lúc nào không hay đâu.

Bây giờ mình sẽ đưa bạn đến với nhận thức của bản thân mình về triết lý , về quan điểm của những phương pháp giáo dục sớm 

Nhận thức đúng về các phương pháp giáo dục sớm

Khi đọc bài viết này thì mình tin trước đó bạn đã đọc rất, rất nhiều những bài viết về giáo dục sớm rồi nhỉ?

Nhưng bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên chọn phương pháp giáo dục sớm nào trong vô số những phương pháp được giới thiệu?

chọn phương pháp nào

Một số phương pháp giáo dục sớm phổ biến mà hiện nay đã nghe danh ở Việt Nam, mình tin bạn cũng đã nghe qua

Xin liệt kê một số những phương pháp phổ biến thôi nhé:

+Phương pháp giáo dục sớm Montessori

+Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

+Phương pháp giáo dục sớm Shichida

+Phương pháp giáo dục Reggio Emilia

+Phương pháp giáo dục sớm của người Mỹ, Do Thái, Mexico…. 

Bạn thấy đấy, phải nói là rất nhiều những phương pháp giáo dục sớm mà bạn có thể tìm thấy thông tin trên internet phải không nào?

Vậy bạn nên chọn phương pháp nào đây?

Thật ra thì mình đoán được mà.

Nếu đã chấm chọn một phương pháp giáo dục sớm rồi thì bạn cũng đâu tìm đọc bài viết này làm gì?

Nhưng mình tin khi đọc xong bài này thì bạn sẽ rõ ràng hơn về giáo dục sớm và sẽ đưa ra được quyết định để chọn phương pháp áp dụng cho con.

Với bất kỳ phương pháp giáo dục sớm nào thì cũng đều tập trung vào việc làm sao giúp trẻ phát triển tốt nhất, thích ứng nhanh với những biến đổi của môi trường, hoàn cảnh sống, biết vượt qua khó khăn, thử thách để con được sống cuộc đời hạnh phúc rồi sau đó trở thành con người hữu ích cho cộng đồng. 

Bạn hãy nhớ rằng giáo dục sớm không nhằm tạo ra những thiên tài nhé.

Đơn giản là với giáo dục sớm thì con sẽ được sống gần với chính bản thân của con hơn

Con có cơ hội được bộc lộ những phẩm chất ẩn sâu trong con

Những hạt giống tuyệt vời nhất trong con có cơ hội nảy mầm

Điều mà vốn dĩ với giáo dục truyền thống, trẻ không có được cơ hội đó

Nào, bây giờ hãy cùng lướt qua những triết lý của một số phương pháp phổ biến được kể tên ở trên nhé.

Phương pháp Montessori

trò chơi giáo dục sớm

Ở Montessori thì việc tôn trọng sự tự do của trẻ, để trẻ hoạt động trong lớp một cách tự chủ, sáng tạo trong một môi trường được chuẩn bị kỹ càng phù hợp với khả năng và giai đoạn phát triển thì chúng sẽ phát huy được tối đa tiềm năng có sẵn của mình.

Bạn  thử tưởng tượng xem nếu con ở trong môi trường mà được thỏa sức tham gia bất cứ hoạt động nào con thích thì chắc chắn là con sẽ rất vui vẻ rồi.

Thông qua hoạt động tự chọn đã được giáo viên chuẩn bị kỹ càng, trẻ sẽ có những trải nghiệm riêng phù hợp với đặc điểm tính cách, nhu cầu của trẻ.

Từ đó con sẽ có cơ hội đào sâu hơn về những điều con thấy thú vị, đồng thời sẽ tự nhận ra cách khắc phục những lỗi sai.

Mình thích nhất điểm cốt lõi của phương pháp Montessori đó chính là hoàn toàn tôn trọng tính duy nhất của mỗi đứa trẻ.

Vì vậy mà học phí của những cơ sở giáo dục áp dụng phương pháp Montessori thường không hề rẻ bạn nhé

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Với Glenn Doman thì sự kích thích được xem là chìa khóa để mở ra tiềm năng của một đứa trẻ

động viên con

Việc giảng dạy nên bắt đầu ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Năm đầu tiên của cuộc đời được coi là thời điểm quan trọng vì đây là thời điểm não bộ đang phát triển bùng nổ nếu được sử dụng liên tục.

Nếu không sử dụng nó, đặc biệt là trong 12 tháng đầu tiên, thì trẻ sẽ mất đi các tế bào não theo nghĩa đen.

Glenn Doman thực sự là được rất nhiều mẹ quan tâm vì theo triết lý trẻ càng nhỏ thì quá trình học càng dễ dàng.

Trước 5 tuổi, một đứa trẻ có thể dễ dàng tiếp thu một lượng lớn thông tin. Nếu đứa trẻ dưới 4 tuổi thì việc đó sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, trước khi lên 3 thậm chí còn dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều, và trước 2 là cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Phương pháp Glenn Doman cũng xem trẻ em vốn tự nhiên thích học. Trẻ em thích học hơn là ăn; trẻ em thích học hơn là chơi. Trên thực tế, trẻ em nghĩ rằng học là chơi.

Không chỉ vậy phương pháp này còn coi cha mẹ là người thầy tốt nhất của con mình.

Cha mẹ xứng đáng được trải nghiệm niềm vui từ việc dạy dỗ con trẻ, và trẻ sơ sinh có quyền đánh giá cao niềm vui học tập cùng cha mẹ

Việc dạy và học phải thật vui vẻ, đồng thời không bao giờ được liên quan đến việc kiểm tra.

Một trong những cái hay của việc dạy một đứa trẻ nhỏ là quá trình dạy dỗ được coi là một quá trình thuần túy đưa ra thông tin mà không yêu cầu nhận lại thông tin đó.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp Glenn Doman là gì?

Phương pháp Shichida

kích thích não phải

Với phương pháp giáo dục sớm Shichida nhấn mạnh nếu trẻ không được tiếp xúc với những kích thích hữu ích hơn ở các giai đoạn thích hợp, chúng sẽ không phát huy hết tiềm năng của mình trong tương lai.

Phương pháp này được giáo sư Shichida giới thiệu về 6 khả năng bẩm sinh mà đứa trẻ nào cũng sở hữu từ khi mới chào đời:

+Trực giác tuyệt vời

+Trí nhớ chụp ảnh

+Tính toán tốc độ cao

+Cao độ hoàn hảo

+Đa ngôn ngữ

+Năng lực tự chữa lành

Nuôi dạy con cái trở thành con người cân bằng chính là nuôi dưỡng tinh thần hứng khởi và lắng nghe trái tim của chúng. Chỉ tập trung vào thành tích học tập sẽ khiến chúng mất cân bằng.

Sự đồng hành, khích lệ, tạo điều kiện của cha mẹ góp phần đáng kể vào thành công của phương pháp giáo dục sớm này

Phương pháp Reggio Emilia

Cũng như 3 phương pháp đã nêu ở trên, phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia cũng lấy trẻ làm trung tâm và luôn khuyến khích các bé hãy nói lên quan điểm của cá nhân bằng bất kỳ thứ ngôn ngữ nào mà con có thể diễn đạt

khuyến khích con với giáo dục sớm

Với những trẻ được giáo dục theo phương pháp Reggio Emilia cũng sẽ được gia đình và nhà trường tạo điều kiện, trao cho cơ hội thông qua trí tò mò tự nhiên của trẻ để tích lũy kiến thức, thể hiện bản thân mình

Trong phương pháp Reggio, giáo viên được coi là người đồng học và cộng tác với trẻ chứ không chỉ là người hướng dẫn.

Giáo viên được khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của trẻ bằng cách lập kế hoạch các hoạt động và bài học dựa trên sở thích của trẻ, đặt câu hỏi để hiểu thêm và tích cực tham gia vào các hoạt động cùng với trẻ, thay vì quan sát trẻ học một cách thụ động.

Cha mẹ là một thành phần quan trọng đối với triết lý Reggio Emilia; họ được xem như đối tác, cộng tác viên và người bênh vực cho con cái của họ.

Còn giáo viên tôn trọng phụ huynh như giáo viên đầu tiên của mỗi trẻ . Đồng thời thu hút phụ huynh tham gia vào mọi khía cạnh của chương trình giảng dạy

Phương pháp giáo dục sớm của người Mỹ, Do Thái, Mexico….

Trên đây mình có đưa ra một số triết lý của 4 phương pháp giáo dục sớm phổ biến nhất ở Việt Nam

Với tất cả những thông tin trên mình hy vọng bạn sẽ lựa ra những triết lý giáo dục phù hợp nhất với bạn và gia đình rồi từ đó đem áp dụng linh hoạt với con.

Đối với bản thân mình, mình cũng không vận dụng triệt để một phương pháp giáo dục sớm nào để dạy con. Tất cả mình đều có sự tinh chỉnh để phù hợp với điều kiện gia đình.

Hãy cùng mình đi đến yếu tố cuối cùng , yếu tố cũng góp phần khá quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của bạn đấy.

Bạn sẵn sàng đồng hành cùng con bao nhiêu phần trăm khi áp dụng giáo dục sớm ?

phương pháp giáo dục sớm 10

Khi bạn đã rất rõ ràng về kỳ vọng, về nhận thức của bản thân với từng phương pháp giáo dục sớm rồi thì bây giờ là lúc bạn chọn sẽ dành bao nhiêu phần trăm để cùng con bước tiếp trên hành trình của giáo dục sớm.

Bạn nên nhớ rằng khi đã chọn bất kỳ phương pháp giáo dục sớm nào thì con vẫn cần sự đồng hành liên tục của phụ huynh

Không phải việc của bạn chỉ là chọn phương pháp giáo dục sớm, chọn trường cho con rồi là xong.

Bạn nhắm mắt lại và ung dung đợi kết quả.

Ồ , không đâu nhé.

Bạn cần theo sát và đồng hành cùng con trên suốt hành trình giáo dục sớm đấy.

Chỉ có như thế thì những phương pháp giáo dục sớm mới phát huy tốt nhất hiệu quả.

Bạn thấy rồi đấy.

Xuyên suốt những triết lý của những phương pháp giáo dục sớm mà mình đã giới thiệu ở trên đều đề cao sự đồng hành, khích lệ, tạo điều kiện của phụ huynh với con cái.

Chỉ có như thế bạn mới mong hỗ trợ con chạm đến đúng những triết lý giáo dục đẹp đẽ.

Tạm kết

kết thúc

Vậy là bạn đã nắm được 3 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định chọn lựa phương pháp giáo dục sớm phù hợp với con rồi nhé.

Rất mong bạn sẽ có lựa chọn phù hợp nhất, nhưng hãy nhớ là dù thế nào cũng hãy dành thời gian để đồng hành cùng con trên hành trình giáo dục sớm này đấy nhé.

Con sẽ là đứa trẻ hạnh phúc nhất khi cảm nhận được sự quan tâm của bạn đấy. Hãy để nụ cười của con luôn tỏa nắng nhé.

Add comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phương Pháp Giáo Dục Sớm Nào Phù Hợp Với Con Bạn ?

0