Giáo dục sớm là gì? Câu hỏi chưa bao giờ cũ.

combo sách ehon

Giáo dục sớm là gì ư? Là giúp con thông minh hơn người, giúp con tiếp nhận tri thức sớm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, biết đâu con có thể trở thành thần đồng nhờ áp dụng các phương pháp giáo dục sớm…

giáo dục sớm là giáo dục con từ 0-6 tuổi

Thế đấy bạn ạ!

Chính những suy nghĩ ở trên của nhiều cha mẹ đã thôi thúc mình tiếp tục viết để làm rõ hơn về ý nghĩa của giáo dục sớm.

Có thể nhiều cha mẹ sẽ giấu nhẹm đi những ẩn ý của họ, những mục đích thực sự của họ khi bắt đầu áp dụng một phương pháp giáo dục sớm nào đó với con, nhưng điều này làm cho hành động mà họ gọi là giáo dục sớm lại lệch đi so với quan điểm chính thống của giáo dục sớm.

Trước khi đi sâu vào để làm rõ hơn giáo dục sớm là gì theo đúng ý nghĩa của nó.

Mình xin dẫn ra một số quan điểm được các nhà giáo dục , nhà nghiên cứu đã công bố liên quan đến vấn đề giáo dục sớm như sau:

nghiên cứu về giáo dục sớm

-Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lý học người Mỹ Benjamin Bloom đã phát biểu: nếu đến năm 17 tuổi trí tuệ của một con người có thể phát triển 100% thì vào năm 4 tuổi trí tuệ của anh ta đã phát triển tới 50%, đến năm 8 tuổi đã phát triển tới 80%, trong 9 năm từ 8 tới 17 tuổi chỉ phát triển thêm 20%.

-Theo thuyết phát triển trí tuệ Makoto Shichida của Nhật Bản thì sự tăng giảm này giống như 1 hình tam giác, trí tuệ phát triển nhanh nhất lúc 0 tuổi, đó là đáy của tam giác, tới năm 8 tuổi trí tuệ sẽ phát triển đạt đến đỉnh của tam giác, sau đó trí tuệ không thể đạt được những bước phát triển rõ rệt. Nói cách khác, sau 8 tuổi con người chỉ tích lũy thêm tri thức và kỹ năng trong cuộc sống mà thôi.

Theo nhận định trên thì chúng ta nên giáo dục trẻ ngay giai đoạn từ trước 8 tuổi.

Vấn đề cần làm sáng tỏ là tại sao nên tập trung giáo dục sớm cho con như vậy?

giáo dục sớm là gì

Giáo dục sớm là tận dụng giai đoạn vàng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ để từ đó cha/mẹ sẽ giúp trẻ nạp một lượng lớn thông tin vào não bộ của trẻ.

Trong giai đoạn này não bộ của trẻ được xem như một ổ cứng có khả năng lưu trữ vô hạn.

Thông qua hành động hợp lý khi giáo dục sớm cho trẻ mầm non, trí não của trẻ sẽ tiếp nhận thông tin và để vào kho lưu trữ rồi sử dụng dần trong tương lai.

Giáo dục sớm mô tả những hoạt động giúp rèn luyện trí não trẻ, phát huy tối đa những khả năng mà trẻ có thể làm được, không để những khả năng đó bị ngủ quên theo thời gian.

Mình sẽ lấy ví dụ dễ hiểu thế này.

Do mình thích trồng cây nên sẽ lấy ví dụ về ươm trồng nhé.

Bạn biết không? Hạt giống sẽ nảy mầm tốt nhất, nhanh nhất khi được ngâm ,ủ , đảm bảo cả về nhiệt độ và độ ẩm nữa đấy.

giáo dục sớm là tạo điều kiện cho hạt nảy mầm

Nếu bạn cũng thích trồng cây thì sẽ biết được mẹo giúp hạt nhanh nảy mầm bằng cách bọc vào giấy ướt và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh

Một số hạt cứng hơn thì cần cắt ở đầu hạt một chút và hạt sẽ được kích thích nảy mầm nhanh hơn.

Mỗi hạt giống muốn nảy mầm nhanh sẽ có những cách xử lý khác nhau cơ đấy

Cách xử lý ở trên hoàn toàn có cơ sở và đã được chứng minh đem lại hiệu quả hơn

Không như việc cứ mang hạt nguyên mà đem gieo vào đất rồi tưới nước và chờ đợi

Giáo dục sớm cũng tương tự như vậy, đôi khi cũng cần công cụ.

Nếu coi não bộ của trẻ là một mảnh đất thì bên trong mảnh đất ấy đã được gieo sẵn những hạt giống tốt

Cơ hội nảy mầm của những hạt giống này cao nhất ở giai đoạn từ 0- 6 tuổi.

Vì bắt đầu từ 6 tuổi trở đi, não bộ ở trẻ gần như phát triển chậm hơn thời kỳ trước đó. 

Rất nhiều những nghiên cứu đã chứng minh điều này nhé.

Bởi vậy người ta mới coi 0- 6 tuổi là giai đoạn vàng trong phát triển trí tuệ của một đứa trẻ.

Khi bạn dành thời gian bên cạnh con nhiều hơn, tương tác với trẻ tốt hơn, kích thích trẻ đúng cách thì những hạt giống tốt nhất sẽ có HY VỌNG nảy mầm.

Nó tương tự như việc bạn ngâm, ủ rồi bỏ hạt vào tủ lạnh, hay cắt ở đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm

Bạn nhớ nhé.

Nhưng…

Tất cả hành động của bạn khi quyết định sẽ chủ động áp dụng giáo dục sớm với con chỉ nên với một mục đích duy nhất.

Đó là HY VỌNG sẽ kích thích những hạt giống tốt nảy mầm nơi não bộ của con.

Đừng coi điều này là một kết quả chắc chắn sẽ đạt được.

Chỉ nên HY VỌNG thôi.

Đừng so sánh với những đứa trẻ khác và rồi tự đòi hỏi những hạt giống y như vậy nảy mầm trong chính con bạn.

Giáo dục sớm mang tôn chỉ của sự phát triển dựa trên tình yêu thương, khích lệ

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra từ 0- 6 tuổi não bộ ở trẻ sẽ phát triển gần như đầy đủ . Từ 6 tuổi trở lên thì phát triển không đáng kể nữa.

Nói dễ hiểu hơn là 6 năm đầu đời là thời điểm để bạn tạo điều kiện nhiều nhất giúp hạt giống nảy mầm trong trí não trẻ.

Qua thời điểm này nếu bạn cố tạo thêm điều kiện thì những hạt giống ấy cũng không tận dụng tốt những cơ hội bạn tạo ra nữa.

Thêm một ví dụ nữa này.

Bạn có thấy cái điện thoại smartphone ngày nay chứ?

Biết bao nhiêu chức năng tiện dụng mà ta có thể làm với nó? Nào là nghe gọi, nhắn tin, lướt web, mua sắm, giao dịch chuyển tiền, rút tiền…

Rất, rất nhiều những tiện ích mà bạn có thể tận hưởng phải không nào?

Bây giờ hãy quay trở lại khoảng 20 năm về trước. Năm 2000 nhé.

giáo dục sớm để trẻ như cái smartphone

Mình nhớ cái thời ấy sở hữu một cái điện thoại “cục gạch”( theo ngôn từ bây giờ) đã là xa xỉ lắm rồi.

Ngoài chức năng nghe, gọi, nhắn tin ra thì chưa có gì đặc sắc.

Rồi bây giờ hãy quay lại với thực tại.

Bạn có đồng ý rằng trong tương lai ta sẽ có một cách thức liên lạc thậm chí còn hiện đại hơn cả smartphone bây giờ ấy chứ?

Điều đó là hiển nhiên phải không bạn?

Nhưng có lẽ sẽ mất thêm khoảng 5 năm, hay 10 năm nữa.

Mình đưa ra ví dụ này để giúp bạn hình dung những nghiên cứu khoa học ở hiện tại đã chỉ ra rằng nếu ta hiểu đúng và áp dụng đúng thì những đứa trẻ sau 6 năm chào đời sẽ có CƠ HỘI trở thành 1 cái smartphone với vô số chức năng trong tương lai.

Đứa trẻ đó sẽ phát huy được tối đa năng lực vốn có của bản thân

Sẽ không phải mất đến 10, hay thậm chí là 20 năm rèn luyện, tìm tòi đâu 

Còn nếu không được kích thích, khơi gợi từ giai đoạn 0- 6 tuổi thì sao?

Trẻ vẫn phát triển bình thường theo hiểu biết của cha mẹ từ trước đến giờ.”Bé còn nhỏ lắm, biết gì đâu mà dạy!”

TẠM KẾT

Vậy là qua bài viết ngắn ngủi này, với những ví dụ cụ thể, hy vọng bạn đã hiểu hơn về giáo dục sớm là gì. Rất mong bạn vững tin và tìm ra phương pháp giáo dục sớm phù hợp áp dụng với con của bạn

HY VỌNG con bạn sẽ nhận được nhiều nhất những “điều kiện” mà bạn dành cho bé để những hạt giống tốt nhất của bé có cơ hội được nảy mầm.

Đừng quên để lại ý kiến của bạn nếu quan điểm của bạn có những điều thú vị hơn nhé.

Có thể phù hợp với bạn : Giáo dục sớm không phải là giáo dục trước

Add comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Giáo dục sớm là gì? Câu hỏi chưa bao giờ cũ.

0