Nhà có trẻ rự kỷ cần làm gì

Nghi Ngờ Con Thuộc Nhóm Trẻ Tự Kỷ, Cha Mẹ Cần Làm Gì?

Giới thiệu đến bạn lộ trình cần thiết và hợp lý nhất để bạn có thể vững bước cùng trẻ tự kỷ trên hành trình gian nan phía trước. Để con không lạc lõng giữa cuộc đời và để con biết dù gì thì con vẫn luôn là con của ba mẹ.

Table of Contents

Nếu trong bạn đang có sự hoài nghi rằng rất có thể con thuộc nhóm trẻ tự kỷ, những nội dung dưới đây chính xác dành cho bạn.

Bài viết này không chỉ cho bạn cái nhìn tổng quan về những dấu hiệu nhận biết sớm

Những hiểu lầm thường gặp, cách hỗ trợ hiệu quả cho trẻ tự kỷ ngay tại nhà.

Mà còn làm rõ hơn về vai trò của trung tâm và giáo viên can thiệp sớm đến sự tiến bộ của con bạn.

Giúp bạn hiểu vì sao con bạn lại cần đến sự can thiệp của đội ngũ có chuyên môn sâu đến như vậy.

Bạn sẽ hiểu tầm quan trọng trong việc phối hợp giữa cha mẹ và người hỗ trợ can thiệp

Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự tiến bộ của trẻ bị tự kỷ như thế nào?

Những Nội Dung Chính

  • 1. Hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỷ
  • 2. Lợi ích của can thiệp sớm
  • 3. Thách thức mà trẻ tự kỷ phải đối mặt
  • 4. Sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng với trẻ
  • 5. Các tổ chức và tài nguyên hỗ trợ cho trẻ.

Hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và tự kỷ

Hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỷ

Để có những hành động phù hợp nhất cho con, bạn cần hiểu rõ hơn về tự kỷ

Sau đây mình sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn

Càng hiểu đúng, bạn sẽ càng đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho con của mình.

Đừng nhìn con của người khác rồi cứ thế áp dụng theo, hãy là người cha người mẹ sáng suốt bạn nhé!

Trẻ tự kỷ là gì?

Trẻ tự kỷ thường có những khác biệt đáng chú ý về phát triển khi so sánh với bạn bè đồng trang lứa. 

Những khác biệt này thường biểu hiện từ giai đoạn đầu của cuộc sống và kéo dài qua các giai đoạn phát triển của trẻ.

Đôi khi bạn lại bỏ lỡ nó đấy.

Trẻ tự kỷ có thể:

– Gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ.

– Có hứng thú mạnh mẽ với một hoặc vài hoạt động cụ thể, thường là theo cách lặp đi lặp lại.

– Các bé khó khăn cả trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ với người khác.

Thế còn rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn Phổ Tự kỷ (ASD – Autism Spectrum Disorder) là một nhóm các rối loạn phát triển có ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội của trẻ.

Bạn hãy để ý từ “phổ”; khi sử dụng từ này, người ta hàm ý rất nhiều trường hợp khác nhau của chứng tự kỷ

Nếu bạn còn nhớ chút ít về kiến thức quang phổ trong chương trình vật lý được học ở phổ thông.

Khi nói quang phổ cũng là nói đến một chùm ánh sáng gồm nhiều màu sắc khác nhau gộp lại.

Trong trường hợp này.

Nói con bị tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ mới đúng?

Có lẽ đây cũng là thắc mắc rất phổ biến mà có thể bạn cũng đang gặp.

Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì có phải ai cũng được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành đâu.

Những hiểu lầm cũng từ đó mà ra, để mình giúp bạn hiểu đúng hơn nhé.

Như mình đã trình bày ở trên.

Khi nói trẻ tự kỷ ( autism) đó chỉ là dạng rút gọn và chưa bao hàm hết những mô tả về nhóm những rối loạn phát triển mà trẻ có thể gặp phải.

Trong thực tế, đa phần trẻ được gọi là trẻ tự kỷ đều mắc rất nhiều rối loạn phát triển khác nhau, không phải chỉ riêng lẻ một rối loạn nào cả.

Đó chính là lý do cần hiểu đúng hơn về từ ngữ để làm nền tảng cho việc can thiệp hỗ trợ trẻ được phù hợp.

Vậy là bây giờ bạn đã hiểu, ta cần sử dụng từ ngữ nào cho đúng rồi nhé.

Hãy dùng cụm từ “rối loạn phổ tự kỷ” thay cho từ “trẻ tự kỷ”

Đối với nhiều gia đình, việc nhận biết và hiểu về rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là bước đầu tiên trong hành trình hỗ trợ con cái họ. 

ASD không chỉ giới hạn ở một mức độ hay hình thức duy nhất mà là một phổ rộng với các triệu chứng và biểu hiện khác nhau.

Mỗi bé sẽ có những biểu hiện na ná nhau, nhưng dưới con mắt chuyên môn thì vẫn rất khác nhau bạn nhé.

Đừng nhầm lẫn rằng bé này cũng giống bé kia vì điều đó cản trở quá trình can thiệp cho bé nhiều lắm.

Chính vì vậy, việc hỗ trợ can thiệp cho các bé rất cần sự linh hoạt.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Với mình, vừa là một giáo viên can thiệp sớm trẻ tự kỷ, nhưng đồng thời cũng là mẹ của 2 con, mình rất đồng cảm với bạn.

Không phải lúc nào việc quan sát và nhận ra tín hiệu khác lạ từ con trẻ cũng dễ dàng.

Nhất là ta lại chưa hề có kinh nghiệm làm mẹ

Nhưng nói gì thì nói.

Việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của ASD từ sớm có thể tạo điều kiện tốt hơn cho can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến:

– Khó khăn trong giao tiếp xã hội: Trẻ có thể không thích nhìn vào mắt người khác, khó khăn trong việc hiểu những cử chỉ phi ngôn ngữ như mỉm cười hoặc xua tay.

– Ngôn ngữ chậm phát triển: Một số trẻ có thể không bắt đầu nói đúng độ tuổi hoặc mất khả năng nói mà họ đã từng có.

– Hành vi lặp đi lặp lại: Trẻ có thể có những hành động như vẫy tay, xoay tròn hoặc sắp xếp đồ vật theo một trật tự cụ thể.

– Nhạy cảm giác quan: Một số trẻ tự kỷ có thể rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hoặc cảm giác chạm.

– Khó khăn trong tưởng tượng và chơi với đồ chơi: trẻ có thể gặp khó khăn trong việc chơi các trò chơi tưởng tượng hoặc không biết cách sử dụng đồ chơi theo cách thông thường.

Hiểu rõ về rối loạn phổ tự kỷ- ASD không chỉ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu ở con mình.

Mà còn giúp tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ.

Tự kỷ có điều trị được không?

Bạn đang tự hỏi liệu có cách nào giúp con mình thoát khỏi tự kỷ không? 

Đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng và trăn trở.

Hơn nữa, đó cũng là mong muốn rất chính đáng. 

Tuy nhiên hiện tại, rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển phức tạp, và rất tiếc là vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị hoàn toàn.

Nhưng đừng nản lòng! 

Điều quan trọng là nhận biết và can thiệp sớm. 

Sự can thiệp kịp thời có thể giúp cải thiện đáng kể các kỹ năng của trẻ. 

Mình luôn khuyến khích phụ huynh tìm hiểu sâu về tình trạng này.

Tại sao lại như vậy?

Vì khi bạn hiểu con mình rõ hơn, những phương pháp can thiệp phù hợp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Khi ấy, hành động mà cha mẹ nhất định phải làm là chủ động can thiệp sớm cho trẻ.

Hoặc ít nhất là hiểu và tìm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn về can thiệp sớm

Lợi ích của can thiệp sớm

Lợi ích của can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Việc quan sát thấy dấu hiệu từ sớm, kịp thời đưa trẻ đi chẩn đoán, xác định rõ ràng bé bị rối loạn phổ tự kỷ.

Tất cả chuỗi hành động đấy thực sự co thấy bạn đang rất quan tâm đến con.

Nhưng biết rõ, dũng cảm chấp nhận và giờ thì bạn cần hành động phù hợp.

Có điều là, tại sao cần can thiệp sớm, nó mang lại những lợi ích gì cho con bạn, và thậm chí là chính bạn?

Sau đây là những lợi ích hiển hiện trước mắt bạn:

+ Can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát huy tác dụng tốt nhất khi trẻ ở độ tuổi càng nhỏ

+ Với cùng thời gian can thiệp, 1 trẻ ở 2 tuổi sẽ tiến bộ nhanh hơn so với trẻ 5 tuổi

+ Khi đưa trẻ can thiệp sớm, cha mẹ sẽ có cơ hội thấy con tiến bộ nhanh hơn

+ Cha mẹ nhận được tư vấn phù hợp về những việc cần làm ở nhà sát với thực tế hơn để hỗ trợ con nhanh tiến bộ

+ Giảm bớt chi phí cho con vì nếu lỡ bỏ qua giai đoạn can thiệp sớm phát huy tác dụng tốt nhất là từ 2 đến 5 tuổi, cha mẹ sẽ rất tốn kém mà kết quả có khi không bằng.

Trị liệu tâm lý và ngôn ngữ phát huy tác dụng nhất khi được áp dụng sớm?

Liệu pháp ngôn ngữ

Nhiệm vụ chính của phương pháp này là phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho con.

Nhờ sự can thiệp này, trẻ có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ, từ phát âm đến hiểu biết ngôn ngữ, và thậm chí có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ khi cần.

Trị liệu tâm lý

Giúp con quản lý cảm xúc tốt hơn và giải quyết những vấn đề tinh thần mà con có thể gặp phải.

Thông qua các buổi trị liệu, trẻ không chỉ học cách xử lý cảm xúc mà còn phát triển khả năng tư duy và hành vi tích cực.

Bạn thấy đấy, một mạng lưới hỗ trợ tốt sẽ giúp con bạn mở rộng tương lai. 

Đó là lý do bạn cần tạo cho con bạn một môi trường thật tốt, nơi chúng có thể phát triển ở phiên bản tốt nhất.

Nên chọn phương pháp can thiệp sớm nào?

Những phương pháp can thiệp không chỉ hỗ trợ mà còn giúp con trở nên hòa nhập hơn trong xã hội. 

Hãy nghĩ về tương lai của con và xem xét những phương pháp dưới đây:

Phương pháp ABA

Liệu pháp ABA can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Đây là phương pháp tập trung cải thiện hành vi thông qua các bài tập thường xuyên, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội.

ABA không chỉ có tác động tích cực đến hành vi, mà còn giúp tăng cường khả năng thích nghi của trẻ trong cuộc sống hàng ngày

Liệu pháp chơi (Play Therapy)

Liệu pháp chơi hỗ trợ trẻ tự kỷ

Dẫn dắt con qua những trò chơi thú vị để khuyến khích tương tác giúp trẻ phát triển cảm xúc, tạo tiền đề vững chắc cho các kỹ năng xã hội khác.

Phương pháp này không chỉ tối ưu hóa khả năng giao tiếp mà còn giúp trẻ phát triển cảm xúc, tạo tiền đề vững chắc cho các kỹ năng xã hội khác.

Phương pháp DIR/Floortime

Liệu pháp DIR hỗ trợ trẻ

Đây là phương pháp tập trung phát triển cảm xúc và khả năng tư duy một cách linh hoạt, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động hàng ngày

Phương pháp này giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo.

Hãy nhớ rằng, đây chỉ là những phương pháp phổ biến nhất mà thôi, còn rất nhiều các phương pháp khác nhau.

Hãy chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với con bạn, bạn nhé! 

Đồng thời, đừng quên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo lựa chọn của bạn là đúng đắn và mang lại hiệu quả tối ưu.

Một chương trình can thiệp phù hợp sẽ cần phối hợp nhiều yếu tố với nhau

Vì sao ư?

Cũng dễ hiểu là vì mỗi đứa trẻ rối loạn phổ tự kỷ là một cá thể riêng biệt mà.

Trong giáo dục, không có gì là “một size phù hợp cho tất cả.” 

Thách thức mà trẻ sẽ phải đối mặt

Thách thức trẻ phải đối mặt

Bạn có con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ? Việc tìm cách hỗ trợ và thấu hiểu con là điều quan trọng. 

Đừng lo, bạn không đơn độc đâu.

Hôm nay, mình sẽ mách cho bạn biết về những thử thách và mà trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ sẽ phải đối mặt.

Bạn hãy hình dung trước, rồi tự bản thân lên kế hoạch cùng đồng hành với con nhé.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong học tập và xã hội hóa. Tìm hiểu sâu bạn sẽ thấy rõ ràng hơn.

Thách thức trong học tập:

– Khó tập trung vào bài học: Ví dụ, khi con đang học bài ở lớp, chúng có thể bị phân tâm bởi tiếng động nhỏ trong phòng. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây

– Khả năng ngôn ngữ hạn chế: Điều này dẫn đến khó khăn trong giao tiếp với bạn bè và giáo viên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng hình ảnh và biểu đồ có thể cải thiện khả năng này.

– Cảm thấy choáng ngợp với quá nhiều thông tin: Một ví dụ điển hình là trẻ có thể không thể xử lý việc nghe giảng và ghi chép cùng lúc. Hãy thử chia nhỏ thông tin và sử dụng cách dạy cá nhân hóa.

Thách thức xã hội hóa:

– Khó hiểu ngữ cảnh xã hội: Trẻ tự kỷ có thể không nhận ra cảm xúc hoặc ý nghĩa từ những hành động đơn giản.

Ví dụ, một nụ cười có thể bị hiểu lầm với một biểu cảm khác.

-Không dễ dàng kết bạn: Trẻ thường thích chơi một mình và gặp khó khăn khi tương tác với nhóm.

Chơi cùng với bạn bè dưới sự giám sát và hướng dẫn có thể giúp ích.

– Thích hoạt động cá nhân hơn hoạt động nhóm: Những trò chơi cá nhân có thể được chuyển thành hoạt động nhóm thông qua các trò chơi đơn giản mà trẻ thích, ví dụ như xếp hình hoặc vẽ tranh cùng nhau.

Sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Gia đình luôn là nguồn động viên lớn nhất.

Bạn biết không, tự bản thân mẹ và cha có thể giúp con rất nhiều!

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà

– Thiết kế lịch trình hàng ngày rõ ràng: Bằng cách sử dụng hình ảnh hoặc biểu đồ, như biểu đồ lịch hàng ngày trong phòng của trẻ, để trẻ hiểu nhiệm vụ trước mắt.

– Tạo môi trường học tập yên tĩnh: Như tạo một góc học tập riêng cho trẻ, không bị phân tâm bởi TV hay tiếng ồn xung quanh.

Dạy trẻ tự kỷ tăng động

– Chia nhỏ bài tập thành từng phần: Cách tiếp cận này làm giảm áp lực cho trẻ. Hãy thử áp dụng với các bài tập đơn giản trước.

– Khuyến khích vận động: Điều này giúp giải tỏa năng lượng dư thừa và giảm stress.

Dạy trẻ tự kỷ viết

– Khích lệ bằng cách viết theo mẫu: Cho trẻ tập viết từng chữ cái hoặc từ ngắn, và dần dần nâng cao độ khó.

– Thưởng cho sự tiến bộ nhỏ nhất: Một lời khen ngợi hoặc một nhãn dính đơn giản có thể làm trẻ cảm thấy đạt được thành tựu.

Cá nhân mình hiểu rằng việc dạy dỗ một đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ tại nhà là một thách thức vô cùng lớn không chỉ với bạn mà là hầu hết phụ huynh khác.

Vì vậy mình luôn mạnh dạn đề xuất đến bạn hãy nghiên cứu và tìm sự hỗ trợ can thiệp từ đội ngũ có chuyên môn.

Điều này sẽ giúp con bạn tiến bộ nhanh hơn, bản thân bạn cũng bớt áp lực vì có quá nhiều thứ cần tìm hiểu một lúc.

Đấy là lúc bạn cần xem xét tìm một giáo viên can thiệp cho con

Giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Việc tìm kiếm và lựa chọn một giáo viên dạy trẻ tự kỷ cũng nên là một ưu tiên.

Vì sao mình lại nói như vậy?

Bản thân người giáo viên can thiệp họ có nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn hơn bạn.

Làm sao bạn có thể sánh bằng người làm việc đó hằng ngày đúng không nào?

Qua thực tế, mình thấy rằng để con tiến riển tốt nhất, bạn nên cân nhắc sự kết hợp giữa can thiệp từ giáo viên và gia đình

Chỉ có như vậy, trẻ mới đạt được sự tiến bộ nhanh, bạn cũng đỡ tốn chi phí nhất có thể.

Lời khuyên chân thành đấy nhé!

Hãy nhớ rằng đừng ỷ lại hoàn toàn vào cô giáo can thiệp

Gia đình đồng hành cùng sẽ giúp con phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Làm giấy chứng nhận khuyết tật cho trẻ tự kỷ

Quy trình cấp giấy cho trẻ rối loạn phát triển

Gia đình có trẻ tự kỷ cũng nên lưu tâm đến việc làm giấy tờ cho trẻ vì sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định.

Điều này đã được quy định trong các văn bản cụ thể, nhưng theo cá nhân mình quan sát thực tế, rất ít người thực sự quan tâm đến vấn đề này, kể cả cha mẹ của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ khi lớn lên sẽ như thế nào?

Việc này sẽ cần được cả gia đình và sự quan tâm của toàn xã hội vì như vậy thì trẻ tự kỷ mới thực sự có cơ hội được hòa nhập

Rất hy vọng cả cộng đồng sẽ có cái nhìn trìu mến và thấu hiểu hơn với nhóm trẻ này để các bé có nhiều cơ hội hòa nhập cùng cộng đồng hơn.

Các tổ chức và tài nguyên hỗ trợ cho trẻ tự kỷ

Các tổ chức và tài nguyên hỗ trợ trẻ

Hãy tham khảo nguồn lực từ các tổ chức chuyên nghiệp. Sự giúp đỡ của họ có thể làm thay đổi tích cực.

– Nhóm hỗ trợ gia đình trẻ tự kỷ: Đây là một cộng đồng trực tuyến hữu ích nơi cha mẹ có thể chia sẻ giai đoạn khó khăn và kinh nghiệm thành công của nhau.

– Chương trình can thiệp sớm: Đây là các chương trình đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết từ những năm đầu đời.

Với tình yêu và sự hỗ trợ đúng cách, bạn và con có thể vượt qua mọi khó khăn. 

Các nguồn lực luôn bên cạnh để giúp bạn. Hãy mạnh dạn tìm cách khai thác chúng.

Những câu hỏi thường gặp

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy quay lại khái niệm được nêu ở phần đầu, do trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ hạn chế khả năng giao tiếp xã hội, mắc nhiều rối loạn khác nhau nên hầu như các bé này không có khả năng bắt chước vì bắt chước thể hiện sự quan sát, học hỏi của một cá nhân bình thường.

Trẻ tự kỷ có nói được không?

Hầu hết trẻ tự kỷ sẽ gặp khó khăn về giao tiếp nên vấn đề nói cũng là một điều đáng được lưu tâm. Vẫn có trường hợp bé nói được nhưng lại mắc một số rối loạn khác làm khả năng nói của con hạn chế theo. Đa phần trẻ sẽ gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ như chậm nói, nói nhại lời, không rõ âm, rõ từ; khó hiểu.

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không?

Trẻ tự kỷ cũng có thể coi là một dạng khuyết tật khi căn cứ theo điều 5 Luật người khuyết tật, tuy nhiên thực tế ít người quan tâm đến các chính sách hỗ trợ này và hầu hết đều tự lực tìm kiếm sự hỗ trợ cho con em của họ.

Tạm Kết

Vậy là với bài viết này mình cũng đã chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết và cơ bản nhất để bạn hiểu và biết cần làm gì tốt nhất khi gia đình có một trẻ tự kỷ.

Từ việc hiểu đúng những khái niệm về trẻ rối loạn phổ tự kỷ, cách gọi tên sao cho đúng đắn nhất, đến những bước đi cần thiết để can thiệp cho bé

Hãy nhớ rằng bé bị rối loạn phổ tự kỷ nhưng bạn biết phối hợp giữa việc sử dụng can thiệp sớm bởi giáo viên có chuyên môn cộng thêm bản thân bạn tích cực tương tác cùng trẻ thì nhất định bé sẽ nhanh tiến bộ lắm đấy!

Chúc gia đình bạn thật nhiều hạnh phúc.

Bài viết tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1812430/

https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/treatment.html

https://www.autism-society.org/living-with-autism/autism-through-the-lifespan/transitions

https://www.healthline.com/health/autism/behavior-and-adults

https://www.understood.org/en/articles/how-to-teach-writing-to-kids-with-autism

Share the Post:

Add comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts

Nghi Ngờ Con Thuộc Nhóm Trẻ Tự Kỷ, Cha Mẹ Cần Làm Gì?

0