Trong giai đoạn bắt đầu cho con ăn dặm mình cũng trải qua quá trình tìm hiểu, thử, rồi lại điều chỉnh cho phù hợp với con, chỉ với mong muốn duy nhất đó là con làm quen với thức ăn ngoài việc bú mẹ.
Mình bắt đầu tiếp cận với phương pháp ăn dặm BLW, đã điều chỉnh và đúc rút một số nguyên tắc khi áp dụng phương pháp cho bé ăn dặm BLW.
Trong bài này mình sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp ăn dặm này cũng như có nhiều thông tin hơn để quyết định phương pháp ăn dặm phù hợp với gia đình bạn nhé
Phương Pháp Ăn Dặm BLW Là Như Thế Nào?
Ăn dặm BLW là gì?
Ăn dặm bé chỉ huy (BLW) Baby Led Weaning đúng như tên gọi của nó. Với phương pháp ăn dặm BLW này em bé sẽ tự chỉ huy bữa ăn của mình theo đúng ý muốn của bé. Em bé tự cho thức ăn vào miệng với lượng tùy thích, theo nhu cầu cơ thể của con mà không cần có bố mẹ hay ông bà phải đút, bón.
Theo cách hiểu nôm na các mẹ nói chuyện với nhau đó là kiểu em bé tự bốc thức ăn cho vào miệng đấy các mẹ ạ.Nhưng thực chất đó chỉ là giai đoạn bắt đầu của cả quá trình ăn dặm tự chủ của bé.
Ưu điểm lớn nhất của ăn dặm BLW?
Trong phương pháp ăn dặm BLW này các bạn sẽ thấy có rất nhiều ưu điểm.
Tuy nhiên trong bài viết này mình muốn nhấn mạnh cho các bạn thấy rằng không có một phương pháp ăn dặm nào làm được mà chỉ có duy nhất BLW phát huy được tối đa nhất ưu điểm này đấy là:
Con tự chỉ huy bữa ăn của con, con quyết định sở thích, sở ghét về món ăn con sẽ ăn cũng như nhu cầu con ăn bao nhiêu. Đây là một điểm mạnh nổi trội mà BLW làm được.
Bạn biết đấy việc quyết định con ăn gì? Ăn như thế nào? Ăn bao nhiêu?
Chính những điều này sẽ giúp con tránh được việc đưa quá nhiều lượng calo vào cơ thể dẫn đến quá tải cho hệ tiêu hóa vừa mới hoàn thiện của bé.
Có một điều các mẹ hãy nhớ giai đoạn trước 1 tuổi sữa vẫn đóng vai trò chính, do đó sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa tốt nhất cho con.
Vì vậy việc ăn dặm không nên trở thành gánh nặng cả về lượng và chất cho cơ thể. Vì ăn uống là một niềm vui, là được thưởng thức và trải nghiệm món ăn đó mà.
Đúng không các bố mẹ?
Vậy ăn dặm BLW có cần nguyên tắc nào không?
Tất nhiên là có rồi, bạn hãy nhớ rằng nếu không có nguyên tắc cũng chẳng sao.
Nhưng nếu áp dụng nguyên tắc là bạn đang tiết kiệm rất nhiều thời gian vì đó là kinh nghiệm đã được đúc rút đấy nhé.
Có thể phù hợp với bạn : Cho con ăn dặm thất bại vì 4 nguyên nhân này Tại sao giáo dục não phải quan trọng với trẻ dưới 6 tuổi
10 Nguyên Tắc Ăn Dặm BLW Cần Nhớ
Tự ăn là một bản năng, tuy nhiên thời kỳ đầu là giai đoạn bắt đầu làm quen với đồ ăn chính vì thế việc mẹ ngồi cạnh bên là việc không thể thiếu.
Việc làm này để quan sát bé cũng như giữ cho con trẻ được an toàn.
Không những thế mẹ còn giới thiệu những món ăn giúp con hiểu ghi nhận ngôn ngữ,tiếp nhận lời nói của mẹ từ đó giúp bé học ngôn ngữ sớm, biết nói sớm, giao tiếp và hoạt bát hơn.
Và để việc tập cho bé ăn dặm BLW được thành công cha mẹ cần nhớ 10 nguyên tắc dưới đây.
1/Cho bé ngồi thẳng lưng trên ghế ăn dặm dành cho bé với một tư thế thoải mái nhất.
Thường thời gian đầu có những bé đã cứng cổ nhưng cũng có bé còn khá yếu thông thể ngồi thẳng được.Với những em bé này các bố mẹ cần kê thêm gối vào lưng và hai bên.
Hoặc có thể cho bé ngồi xe đẩy và dựng đồ cao vừa phải
Lưu ý : Bố mẹ chỉ nên cho các em bé vào xe ngay khu vực bàn ăn,chứ không đẩy đi vòng vòng
2/Đặt thức ăn trên khay, trước mặt bé và để bé tự bốc sau màn mẹ giới thiệu món ăn.
Ban đầu có thể con chưa quen còn vụng về nhưng từ từ con sẽ quen,Bố mẹ chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn còn người thực hiện vẫn là con.
Lưu ý : Giai đoạn đầu các bé vừa làm quen, vừa khám phá thức ăn, có bé sẽ đưa lên để gặm, cắn, bóp đủ các kiểu vì thế mẹ nên để ít loại thức ăn thôi, có thể đưa ra từng loại,hoặc nhiều loại, và bé cần ăn hết loại này rồi mới đến loại khác.
BLW là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, tuy nhiên nếu để nhiều đồ ăn với các màu sắc khác nhau cũng dễ làm con bị phân tán chưa kể khi con thích loại thức ăn nào sẽ chỉ chọn loại thức ăn đấy.
Và không có gì ăn quá nhiều mà tốt.
Vì thế là cha mẹ hãy khuyến khích,động viên cũng như giúp con tự lựa chọn thức ăn theo chủ đích “ngầm”của bố mẹ thì sẽ rất tuyệt vời .
Ví dụ : Đến giờ ăn mẹ sẽ để một cái đĩa cho vào đó một khoảng 2-3 thanh su su, cà rốt. Ban đầu mẹ sẽ đem loại rau, củ, quả có vị nhạt hơn khi thấy gần hết hoặc đã hết mẹ cho cà rốt vào đĩa cho bé . Khi bé ăn cà rốt bé sẽ cảm nhận cà rốt có vị ngọt hơn,còn nếu khi mẹ làm ngược lại thì có thể con không thích lắm,vì đang ăn vị ngọt hơn sang nhạt hơn bé lại không thích. Còn nếu đem cả cà rốt lẫn su su ra thì sao? Khi có quá nhiều đồ ăn con lại gặm loại này một miếng,loại kia một miếng rồi ngồi chơi với đồ ăn và bóp nát,vứt lung tung. Vì thế các mẹ hãy nhớ để đồ ăn lần từng ít nhé!
3/Bắt đầu với những thức ăn dễ cầm
Ví như các loại trái cây, củ, sau đó đến cá, thịt,rau. Để con dễ cầm các mẹ có thể cắt thành thanh dài,độ dày khoảng 1cm, có thể cắt bằng dao lượn sóng để bé dễ cầm không bị trơn tuột.
Để con cảm nhận được hương vị mỗi loại thức ăn từ màu sắc đến kết cấu thì chúng ta nên chế biến các loại rau quả mềm như chuối là được.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp bé cầm nắm, cho thức ăn vào miệng được tốt nhất cũng như sẽ góp phần giúp quá trình ăn dặm BLW dễ dàng thành công hơn.
Và cũng có một điều rất quan trọng ở khâu chế biến trong ăn dặm theo phương pháp BLW đó là nên HẤP- LUỘC . Đây sẽ là ưu tiên hàng đầu các mẹ nhớ nhé!
Ví dụ : Trường hợp bé Bắp nhà mình vừa Ăn Dặm Kiểu Nhật (ADKN) vừa ăn dặm theo phương pháp BLW. Khi bước vào giai đoạn 8-9 tháng cũng đã bắt đầu cầm những thanh thức ăn dài tầm một ngón tay để ăn. Đa số đó là các món như khoai lang, bí ngòi, bí đao, su su, su hào, bông cải. Đến bây giờ nhà mình vẫn luộc rau,củ cắt thanh dài như thế để người lớn và trẻ con cùng ăn. Đặc biệt hai bạn nhỏ nhà mình đi đâu về thấy dĩa rau trên bàn sẽ bốc trộm vài thanh cho vào miệng ăn như bị bỏ đói.
Thường những loại thức ăn có vị như sữa mẹ các bé sẽ rất thích.
Để kích thêm sự hứng thú trong bữa ăn mình cũng ngồi ăn và thường ngồi ăn chung và nhai một cách rất ngon lành lâu lâu lại bảo “Bí Ngòi ngon thật,ngon ghê. Con thấy con không? Mình trả lời luôn Ngon nhỉ”
Cứ như thế bé lại càng muốn ăn.Và mình thấy rằng điều này vô cùng tuyệt vời.
Từ cách mẹ ăn bé sẽ nhìn thấy cách mẹ nhai, từ đó con cũng sẽ tập nhai cũng như ăn uống ngon hơn.
Bật mí với các mẹ.Chỉ cần bố mẹ tương tác với con một xíu như thế thôi thì đã làm cho giờ ăn diễn ra vui vẻ, nhanh chóng và không hề mất tập trung buổi ăn của con mà còn có tác dụng ngược nữa đấy các mẹ ạ!
4/Tập cho bé ăn các loại thức ăn đa dạng
Ớt chuông, hành tây, cần nước, rau má, cải đắng, mồng tơi, rau đay, hành lá v.v….Đây là những loại rau,củ quả có vị,mùi hơi đặc biệt cái thì mùi nồng cái thì trơn, nhớt, cái thì đăng đắng
Nên đôi khi tập ăn những thức ăn này cũng là một thử thách đối với các con. Tuy nhiên nếu kiên trì đều đặn tập các bé vẫn có thể ăn được hết các loại rau đặc biệt này.
Với kinh nghiệm của bản thân mình thấy rằng có những loại thức ăn ở thời điểm trước không ăn được nhưng giai đoạn sau lại ăn được chỉ cần việc tập luyện diễn ra đều đặn. Bởi vì kế cả những món ăn quen thuộc nhưng lâu ngày không ăn đến lúc ăn lại có khi con cũng ngại và ăn ít,thậm chí không quen một chút nào.
Đôi khi người lớn cứ nghĩ rằng thay đổi nhiều món mới con sẽ hào hứng thích ăn nhưng sự thật là trẻ con thích ăn những loại thức ăn quen thuộc hơn.
Nếu những món ăn không được tập luyện ăn đều đặn không làm trẻ cảm thấy quen thuộc.
Vì vậy trẻ càng nhỏ thì tập cho trẻ càng dễ .Trẻ được nếm trải càng nhiều loại ,vị thức ăn đa dạng về vị, chất, kết cấu thì lớn lên con trẻ sẽ biết ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.
5/Cho bé ăn cùng với gia đình
Đó là cách bé học nhanh hơn trong việc ăn uống. Đặc biệt khi ăn chung với mọi người trong gia đình giúp không khí ăn uống vui vẻ giúp bé ăn uống ngon miệng khi thấy mọi người ăn ngon miệng
Thông thường trẻ con thường ăn sớm hơn người lớn vì thế các bố mẹ nên lưu ý cho con ăn đúng giờ của con, đến giờ người lớn vẫn cho con vô bàn rồi cho con ít thức ăn để con được người cùng và ăn uống với người lớn. Từ đó giúp con hiểu được việc phép tắc ăn uống và kết nối với mọi người hơn.
“Câu chuyện từ bản thân” Mình thường cho hai bé nhà mình ăn đúng giờ còn ông bà và bố ăn sau. Có dạo mình nhận ra hai bạn không hào hứng vì chỉ có hai chị em ăn thế là mình cùng ăn chung với các con và đua nhau xem ai về đích trước. Từ đó các bé đã ăn uống hào hứng,ngon hơn.
6/Thời gian ăn thích hợp
Giờ ăn chính cách nhau từ 3h -3,5h
Bữa phụ nhẹ như: trái cây hay sữa chua sẽ là bữa giữa sáng và giữa chiều tầm 2-3h chiều(bữa phụ là ăn phụ không phải ăn chính)
Sau khi bú sữa và trước khi đi ngủ cách ít nhất 1h
Chọn thời điểm khi con không bị mệt mỏi,đói,buồn ngủ bé sẽ tập trung.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là kiến thức các bố mẹ tham khảo quan trọng vẫn là em bé,có thể khi con ăn nhiều bữa chính thì bữa phụ và sữa còn sẽ không muốn ăn, uống nữa. Nên chỉ có mẹ là hiểu con thôi, mẹ là người gần con nhất, mẹ sẽ biết con ăn bao nhiêu là đủ.
Và nếu không biết thì cơ thể con phản ứng sau khi không thể tiếp nhận đồ ăn nữa. Đây là dấu hiệu giúp mẹ nhận ra.
Sau một thời gian làm quen với chế độ ăn dặm BLW mẹ sẽ biết cách điều chỉnh hợp lý giờ giấc như khẩu phần ăn cho con hợp lý hơn.
7/Cho bé duy trì bú đủ nhu cầu sữa trong 1 năm đầu tiên
Vì sữa vẫn đóng vai trò thiết yếu cho cơ thể của trẻ trong giai đoạn quan trọng này
8/Chỉ đặt nước lên bàn của trẻ khi thấy trẻ có dấu hiệu đã ăn no.
Có nhiều bé rất thích nghịch nước vì thế nếu để quá nhiều thứ trên bàn đặc biệt là nước thì có thể con sẽ cho tay vào nghịch nước, hoặc uống no nước trước khi ăn.
Vì thế đây là cách giúp trẻ chú ý vào việc ăn hơn và đồng thời làm cho trẻ sẽ nhanh no. Chưa kể không tốt cho hệ tiêu hóa
Bạn biết đấy theo cơ chế làm việc của hệ tiêu hóa thì thức ăn được nhai trộn lẫn với nước bọt tạo thành dịch vị vào thức ăn khi thức ăn vào đến dạ dày thì sẽ được trộn thêm dịch vị tiết ra từ gan, tụy, mật cuối cùng thức ăn lên men tạo thành chất lỏng để thẩm thấu qua thành ruột.
Và men được tiết ra mạnh mẽ khi nhào trộn thức ăn, men tiêu hóa giúp con người ăn ngon hơn.
Chính vì thế nếu trẻ vừa ăn vừa uống nước thì sẽ làm loãng dịch tiêu hóa dẫn đến ảnh hưởng quá trình hấp thu vitamin và chất dinh dưỡng .
Đặc biệt đây là giai đoạn đầu tiên hệ tiêu hóa bắt đầu làm quen trong việc tiêu thụ thức ăn.
Vì vậy các mẹ nhớ nhé!
9/Không thúc, ép làm bé mất tập trung
Hãy để con tập trung ăn uống bằng cách cha mẹ chỉ cần ngồi cạnh im lặng quan sát,hỗ trợ khi cần,lâu lâu thêm một vài câu hỏi “ngon không con” chỉ thế thôi.
10/Thời gian ăn tối đa là 30 phút .
Nếu bé vẫn chăm chú ăn thì các bố mẹ hãy để con ăn.Nếu bé chán và muốn chơi thì bố mẹ cũng nên kết thúc bữa ăn dù chưa đến thời gian . Điều này giúp bé học quy tắc trong bàn ăn
Thời Gian Hấp Rau Củ Cho Bé Ăn Dặm BLW
Thời gian hấp rau củ quả tùy thuộc vào loại rau củ sẽ có thời gian khác nhau.Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hình dung được việc chế biến rau bao lâu thì được?
Với củ, quả thì các bố mẹ nấu mềm như chuối là thích hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa
Nếu là rau, thì mềm hơn rau người lớn, ấn tay vào rau mềm ra
Còn với cá thì chỉ cần chín là được
Thịt thì nấu mềm, cắt thớ ngang hoặc xay nhỏ vo viên có thể hấp,chiên v.v….
Nói tóm lại vẫn phải đảm bảo được màu sắc, hương vị, vitamin, nhóm thực phẩm cần thiết, cũng như đảm bảo được yếu tố quan trọng đó là bé có thể ăn tốt.
Tạm Kết
Vậy là qua bài post này, mình hy vọng ít nhiều đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp ăn dặm BLW rồi nhé. Với những nguyên tắc trong ăn dặm BLW mình nêu phía trên, các bạn cũng có thể linh động để áp dụng điều chỉnh phù hợp với bé của bạn nhé.
Add comment