Trong bài viết này mình sẽ làm rõ vấn đề trẻ chậm nói nguyên nhân do đâu?
Chắc chắn sẽ có nhiều nguyên nhân mà bạn không thể tin nổi khi nghe đến.
Trước tình trạng hiện tại có quá nhiều trẻ chậm nói
Nhưng khi được hỏi thì cha/mẹ có khi lại không hề quan tâm hay để ý đến vấn đề này
Dù sao thì việc phát hiện sớm việc bé chậm nói sẽ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé sau này
Điều đó cũng thể hiện tình yêu thương mà bạn dành cho thiên thần của mình
Đừng để con qua giai đoạn vàng rồi mới hối tiếc
Nếu bạn muốn biết trẻ chậm nói có sao không thì có thể tìm hiểu bài viết trước của mình.
Nào, hãy cùng mình làm rõ những nguyên nhân vì sao trẻ chậm nói nhé.
Câu hỏi đầu tiên mình muốn hỏi bạn đó là…
Bạn hiểu thế nào là trẻ chậm nói?
Muốn hiểu được nguyên nhân vì sao con chậm nói thì cần hiểu vậy thế nào là chậm nói?
Thông thường thì chậm nói được hiểu là việc trẻ không biết dùng lời nói để diễn đạt ý với người xung quanh
Về vấn đề này thường sẽ được cha/mẹ phát hiện khi so sánh với một tiêu chuẩn cụ thể
Vậy tiêu chuẩn thế nào để đánh giá là trẻ chậm nói?
Bạn có thể đối chiếu tình trạng của con với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của một đứa bé được liệt kê theo bảng phía dưới.
Trước hết là một người mẹ, bạn cũng cần hiểu các giai đoạn của quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường sẽ như thế này.
Mốc Tuổi | Nghe Và Hiểu | Nói |
---|---|---|
0- 3 tháng | – Giật mình khi nghe tiếng động to. – Im lặng hoặc mỉm cười khi được người khác nói chuyện. – Nhận được giọng nói của bạn hoặc nín khóc khi nghe tiếng bạn. – Bú mạnh lên hoặc yếu đi khi nghe thấy âm thanh lạ. | – Phát ra các âm gừ gừ. – Thể hiện các tiếng khóc khác nhau cho các nhu cầu khác nhau. – Mỉm cười khi nhìn thấy bạn. |
4- 6 tháng | – Nhìn về phía có tiếng động. – Phản ứng với những thay đổi trong giọng nói của bạn. – Nhận biết các đồ chơi phát ra âm thanh. – Chú ý tới tiếng nhạc. | – Phát ra các âm p, b, m. – Cười thầm và cười thành tiếng. – Thể hiện sự thích hoặc không thích bằng âm thanh. – Bi bô một mình hoặc đáp lại lời nói chuyện của bạn. |
7- 1 năm | – Thích chơi trò ú òa. – Quay đầu và hướng về phía có âm thanh. – Lắng nghe khi được bạn nói chuyện. – Nhận biết từ chỉ các vật thông dụng như “cốc”, “giầy”, “sách”… | – Bi bô các nhóm âm thanh ngắn và dài, ví dụ “tata bibibibi”. – Dùng lời nói hay âm thanh không phải tiếng khóc để đạt được sự chú ý. – Dùng các động tác để giao tiếp (vẫy tay, bám tay đòi bế). – Bắt chước nhiều âm thanh lời nói khác nhau. – Nói được 1 hay 2 từ (bà, mẹ, chó…) khi một tuổi, mặc dù các âm thanh này còn chưa rõ ràng. |
1-2 tuổi | – Khi được khoảng 1 tuổi, trẻ sẽ biết tên gọi của những thứ xung quanh mình, như các đồ vật quen thuộc (cốc, búp bê…), các bộ phận trên cơ thể (bụng, chân…), trang phục (tất, mũ…). Tuy vậy, có thể trẻ sẽ dùng một từ thay cho nhiều từ khác, ví dụ như gọi tất cả động vật là “chó”. Khi được 15 tháng tuổi, trẻ biết chỉ vào những vật ở xa và hỏi bố mẹ đó là gì. Khi được khoảng 18 tháng tuổi, trẻ biết tên mình, và vài tháng sau đó sẽ hiểu và dùng từ “con” để nói về mình. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu nhận ra mình là một người riêng biệt với những suy nghĩ riêng. Trong giai đoạn 1-2 tuổi, trẻ cũng sẽ hiểu vài cụm từ quen thuộc (như: “Ôm bố/mẹ một cái nào”), những chỉ dẫn ngắn (như: “Con dừng lại ngay!”), và những lời giải thích rất đơn giản. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết phân biệt các bộ phận khác nhau trên cơ thể và biết chỉ vào đồ vật khi bố mẹ hỏi, ví dụ: “Ô tô đâu?”. | Trẻ khoảng 1 tuổi sẽ bắt đầu dùng từ ngữ để giao tiếp với bố mẹ. Những lời bi bô của trẻ dần chuyển thành những từ rõ ràng và có nghĩa hơn. Lúc này, nhiều trẻ sẽ rất thích nói đi nói lại một từ mà mình biết. Lúc gần 2 tuổi, trẻ biết nói hai từ đơn giản liền nhau, như: “con ăn” hay “mẹ chơi”. Trẻ cũng biết được vài từ mô tả như “to”, “nắng”, “xanh”… |
2-3 tuổi | – Hiểu sự khác biệt giữa các từ đối lập (trong – ngoài, lớn – nhỏ, trên – dưới). – Thực hiện hai yêu cầu (Cầm cuốn sách và đặt lên bàn cho mẹ). – Có thể ngồi nghe cha mẹ đọc chuyện lâu hơn và tỏ ra thích thú. | – Biết dùng tử chỉ hầu hết mọi vật. – Dùng các câu có 2 hay 3 từ để thể hiện ý muốn hoặc yêu cầu. – Dùng các phụ âm k, g, t, d ,n. – Người thân đã có thể hiểu đa số những điều bé nói. – Thường yêu cầu hay hướng sự chú ý tới đồ vật bằng cách gọi tên chúng. – Hỏi “Vì sao?”. – Có thể bị nói lắp một số âm hoặc từ. |
3-4 Tuổi | – Nghe tiếng bạn gọi từ phòng bên cạnh. – Nghe tiếng tivi và đài ở cùng mức độ to nhỏ như những thành viên khác của gia đình. – Hiểu các từ chỉ một số màu sắc như màu đỏ, màu xanh. – Hiểu các từ chỉ một số hình dáng như hình tròn, hình vuông. – Hiểu các từ về gia đình như anh, chị, ông, bà, cô, chú | – Kể chuyện ở trường hay ở nhà bạn. – Kể những chuyện xảy ra trong ngày. Dùng khoảng 4 câu cùng lúc. – Người ngoài hiểu được bé nói gì. – Trả lời các câu hỏi đơn giản “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”. – Hỏi câu hỏi “Khi nào” và “Thế nào”. – Dùng các đại từ nhân xưng như tớ, bạn, chúng mình, các bạn ấy. – Sử dụng rất nhiều câu có 4 từ trở lên. – Thường nói dễ dàng |
4- 5 Tuổi | – Hiểu các từ khó hơn như thứ nhất, tiếp theo, cuối cùng. – Hiểu các từ chỉ thời gian như hôm qua, hôm nay, ngày mai. – Tuân thủ các chỉ dẫn dài hơn, ví dụ “Nhím cất đồ chơi, đánh răng rồi chọn một cuốn truyện để mẹ đọc cho nghe nhé”. – Tuẩn thủ các hướng dẫn của cô giáo ở lớp, ví dụ “Khoanh tròn quanh hình vẽ chỉ các thứ con có thể ăn”. – Nghe và hiểu hầu hết những điều được nói ở nhà và ở trường. | – Nói được tất cả các âm trong từ. Có thể phát âm sai một số âm khó như l, s, r, v. – Trả lời câu hỏi “Con vừa nói gì vậy?”. – Nói chuyện mà không cần lặp lại các âm hay các từ. – Biết đọc tên các chữ cái và số. – Kể được một câu chuyện ngắn. – Có thể duy trì một cuộc hội thoại. – Thay đổi cách nói tùy theo người nghe và môi trường. Có thể dùng câu đơn giản hơn khi nói với các em bé hoặc nói to hơn khi ở ngoài đường. |
Sau khi nắm chắc những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ
Tạm thời dùng bảng này để tham khảo căn cứ vào tuổi của bé nhà bạn nhé
Nếu thực tế bé chưa đáp ứng được những hoạt động theo bảng này
Cũng chưa đáng lo lắm đâu
Nhưng bạn cần quan tâm nhiều hơn đến con rồi đấy
Vì một số vấn đề mà con có thể sẽ gặp phải khi chậm nói mình đã đề cập ở bài viết trước
Tiếp theo là…
Con bạn thuộc dạng chậm nói nào?
Nhiều dạng chậm nói vậy à?
Ồ không nhiều vậy đâu.
Khi tiến hành phân loại trẻ chậm nói, với sự tham khảo của mình thì trẻ chậm nói chủ yếu được phân biệt thành 2 dạng :
+Trẻ chậm nói đơn thuần
+Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về phát triển của não bộ
Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ chậm nói thuộc 2 dạng ở trên là những gì?
Có thể mỗi bé sẽ có quá trình phát triển khác nhau và mình sẽ rất vui nếu thực sự bạn đang đọc bài viết này và …
Quá trình phát triển ngôn ngữ của bé nhà bạn chỉ hơi chậm hơn bình thường một chút thôi
Đó sẽ là niềm hạnh phúc lớn của bất cứ người cha/mẹ nào
Chẳng ai lại mong con mình rơi vào những tình huống xấu cả
Tuy nhiên nếu không được may như vậy
Mình cũng hy vọng bạn sẽ hiểu rõ từng trường hợp của trẻ chậm nói để có cách xử lý linh hoạt nhất, hiệu quả nhất nhé
Đầu tiên mình sẽ phân tích về nguyên nhân gây nên trẻ chậm nói đơn thuần.
Tại sao ư?
Vì thực sự mình hy vọng ở trường hợp xấu nhất
Bé nhà bạn chỉ rơi vào dạng thứ nhất – trẻ chậm nói đơn thuần thôi.
Vì sao á?
Hãy đọc tiếp bạn sẽ hiểu rõ hơn.
Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng này?
Trẻ chậm nói đơn thuần là gì?
Hay được hiểu là trẻ chậm nói thông thường
Được định nghĩa là tình trạng trẻ vẫn hiểu được ý của cha mẹ tuy nhiên trẻ chỉ có thể nói được những từ đơn, hoặc câu ngắn, không diễn đạt trọn vẹn một câu
Trẻ hoàn toàn có thể hiểu được những yêu cầu của người đối diện
Tuy nhiên lại gặp khó khăn khi trả lời
Bé muốn giao tiếp nhưng lại không thể diễn đạt bằng lời nói
Ngoài việc chậm nói thì hoạt động vận động cũng như tinh thần đều bình thường
Vậy nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đơn thuần là gì?
+ Do khả năng nghe kém
Tại sao mình lại đưa ra nguyên nhân này đầu tiên?
Sẽ thật đáng tiếc vì bạn đã không dành thời gian nhiều hơn quan sát con, trò chuyện cùng con.
Thực tế là nếu trẻ không thể nghe, hoặc khả năng nghe kém thì làm sao con có thể phản ứng với môi trường xung quanh.
Dẫn đến trẻ chậm nói là đương nhiên.
Vì bé làm gì có ngôn ngữ đầu vào
Bé không có cơ hội tiếp nhận ngôn ngữ của người khác
Đó chính là vì khả năng nghe kém của trẻ.
Điều này thể hiện sự chủ quan của bạn đấy
Hãy quan tâm nhiều hơn đến những dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần nhé.
Bạn tự tin rằng con sẽ phát triển bình thường như bao trẻ em khác phải không?
Nhưng chỉ khi bé phát triển đến giai đoạn nhất định, gặp vấn đề chậm nói thì bạn mới quay ra tìm hiểu lý do
Rồi đột nhiên phát hiện ra rằng thính lực của con kém hơn bình thường
Hãy nhớ rằng con trẻ là một sản phẩm tuyệt vời nhất mà bạn tạo ra
Hãy dành thời gian bên con, trò chuyện cùng con nhiều nhất có thể
Chỉ có như thế bạn mới có thể gắn kết cảm xúc với con
Bên cạnh đó giúp phát hiện ra những bất thường nơi con
Mình hy vọng bạn sẽ chú ý hơn đến những phản ứng khi trò chuyện cùng trẻ
Nếu bé ít phản ứng với những âm thanh mà bạn tạo ra, thì rất có thể thính lực của con gặp vấn đề đấy
Hãy dùng tất cả các cách thức khác nhau để kiểm tra, gọi, hỏi, nói chuyện gần, nói chuyện xa
Đảm bảo kiểm tra hết những phản ứng của con với âm thanh
Nếu không may con gặp phải vấn đề nhưng bạn chậm trễ phát hiện
Nghĩa là bạn đã vuột mất giai đoạn vàng để điều trị cho con rồi đấy
Hãy chủ động và nhanh chóng xác định đúng tình trạng của trẻ để ứng phó cho phù hợp nhé bạn
Và cuối cùng nếu nghi ngờ hãy đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện bất thường
Còn bây giờ, hãy đến với lý do tiếp theo vì sao trẻ chậm nói đơn thuần nè.
+Trẻ bị dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, ngắn lưỡi..
Một số bé gặp phải những tình trạng cấu tạo của cơ thể không được bình thường cũng sẽ gây nên tình trạng trẻ chậm nói
Đối với những trường hợp này, cha/mẹ dễ dàng nhận ra những bất thường ở trẻ vì các biểu hiện bộc lộ ra bên ngoài
Ví dụ như bé dính thắng lưỡi cũng chỉ cần can thiệp với thủ thuật đơn giản là có thể giải quyết được
Những trường hơp khác thì tùy mức độ mà bạn cần có lời khuyên từ người có chuyên môn, nhưng…
Dù gì thì bạn cũng cần phải quan tâm và dành thời gian bên con nhiều hơn thì mới phát hiện được những bất thường khác ở trẻ.
+Trẻ chậm nói do yếu tố môi trường
Đây là một điểm rất đáng lưu ý và hiện nay rất nhiều trẻ chậm nói vì nguyên nhân này.
Vậy bạn nghĩ sao về lý do trẻ chậm nói do mẹ không biết dạy?
Ồ không đâu!
Theo mình thì phải do cả cha và mẹ ấy chứ.
Chắc chắn là thế.
Do chính cha+ mẹ đã khiến con mình chậm nói.
Phải nói rằng bạn- người đang đọc bài viết này hãy nhìn thẳng vào thực tế
Bạn có để cho con sử dụng điện thoại hay tv mỗi khi muốn con ngoan ngoãn, nghe lời?
Bạn có dành thời gian trò chuyện cùng con nhiều không?
Bạn có đọc sách cùng con hay dành thời gian tìm hiểu bộ sách nào giúp con giao tiếp tốt không?
Trên đây là 3 câu hỏi cơ bản nhất và phổ biến nhất sẽ giúp bạn tự trả lời nguyên nhân khiến bé nhà bạn trở thành một em bé chậm nói
Nếu một đứa trẻ được cho xem tv hay điện thoại nhiều và ít được trò chuyện cùng cha mẹ do cha mẹ bận bịu công việc nhiều quá
Lâu dần trẻ sẽ chậm nói vì hầu như không có nhu cầu giao tiếp
Bạn đã nghe về câu chuyện Robinson trên đảo hoang rồi chứ?
Hầu như ông quên cách nói chuyện vì không có người giao tiếp
Đó là một người trưởng thành đấy nhé
Ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện ở ngay Việt Nam về những người sống trong rừng rồi được tìm thấy và đưa trở lại hòa nhập với cộng đồng nhưng cũng mất khả năng giao tiếp đấy
Bạn thấy sao?
Đó thực sự là những ví dụ minh chứng cho vấn đề không có nhu cầu giao tiếp đấy
Nếu bạn để con trẻ rơi vào tình trạng ấy thì con cũng sẽ như vậy
Dẫn đến trẻ chậm nói là điều hiển nhiên
Để giải quyết vấn đề này thì tốt nhất bạn nên tự đặt ra quy định cho chính bạn và người thân trong việc cho trẻ tiếp xúc với tv+ điện thoại
Bên cạnh đó hãy dành thời gian trò chuyện cùng con, đọc sách cùng con nhiều hơn
Chính khoảng thời gian đó sẽ là giai đoạn kích thích con kết nối lại với bạn và rồi bé sẽ dần học được cách sử dụng ngôn ngữ như bình thường thôi
+Trẻ chậm nói có thể do sốc tâm lý
Nếu bạn phát hiện bé chậm nói thì rất có thể bé gặp phải một cú sốc tâm lý nào đó
Trẻ em cũng rất tinh ý
Khi mình và chồng to tiếng tranh luận một vấn đề nào đó là con liền xuất hiện
Bắp đưa tay lên miệng và ra dấu hiệu suỵt…”yên lặng”
Tự nhiên 2 vợ chồng cũng hiểu ra vấn đề và dịu giọng lại
Điều này thể hiện rằng trẻ con rất nhạy cảm với những gì diễn ra xung quanh
Nếu cha/mẹ gây gổ, to tiếng trước mặt con trong một thời gian dài cũng dễ khiến bé rơi vào tình trạng sống khép kín lại
Bé sẽ khó bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài
Lâu dần bé sẽ thu mình vào và dần mất đi khả năng giao tiếp
Từ đó dẫn đến tình trạng con chậm nói
Hãy đánh giá thật chính xác, khách quan để xác định đúng nguyên nhân khiến con chậm nói bạn nhé
Từ đó thì mới có thể tìm ra giải pháp hợp lý giúp trẻ chậm nói tiến bộ trong biểu đạt ngôn ngữ .
Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về phát triển của não bộ
Có lẽ đây là những nguyên nhân mà bạn sẽ không bao giờ muốn con mình vướng phải bởi vì nếu không may bé rơi vào tình trạng chậm nói do khiếm khuyết về phát triển não bộ này thì thực sự gia đình bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian cho bé đấy.
Bạn hiểu ý mình chứ?
Đây là những trường hợp trẻ rơi vào tình trạng tự kỷ
Mà khi trẻ rơi vào tình trạng này thì bạn không chỉ cần quan tâm đến vấn đề nói của trẻ đâu
Rất rất nhiều điều để bạn phải quan tâm và xử lý đấy
Đó còn là cả định hướng của gia đình bạn, tương lai phía trước nữa
Trong phạm vi bài viết này sẽ khó có thể đề cập đến những nguyên nhân chậm nói của trẻ ở dạng khiếm khuyết về phát triển não bộ
Và bản thân mình cũng không đủ kiến thức để phân tích về những nguyên nhân gây nên tình trạng này
Mình hy vọng con bạn sẽ chỉ rơi vào tình trạng chậm nói đơn thuần nêu trên
Đó sẽ là may mắn của bé và cũng là của gia đình
Nhưng bạn hãy nhớ, nếu trẻ chậm nói đơn thuần mà không được quan tâm và hỗ trợ kịp thời thì theo thời gian cũng dễ đẩy trẻ đến với những vấn đề phức tạp hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ đấy.
Tạm kết
Vậy là qua bài viết này bạn đã nắm được cơ bản từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ đó đánh giá được trẻ có bị chậm nói hay không?
Rồi trẻ chậm nói thuộc dạng nào?
Mình hy vọng qua đây bạn sẽ nhận ra thời gian bên con là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển của con trong tương lai.
Đừng để vuột qua giai đoạn vàng của con rồi mới bắt đầu dạy trẻ, hãy bắt đầu dành thời gian yêu thương, quan tâm đến con nhiều hơn vì đó chính là giai đoạn hạnh phúc của cuộc đời bạn, và cả của tuổi thơ con nữa đấy
Add comment