“Thì cha mẹ buồn chứ sao!”. Có lẽ đầu tiên phải trả lời thẳng vào vấn đề trên như thế. Nhưng cũng xin nói thêm thế này.
Cha mẹ chắc chắn sẽ còn rất rất nhiều điều băn khoăn khi con chậm nói hơn bình thường, biết bao nhiêu câu hỏi được đưa ra ấy chứ?
Trong bài viết này mình sẽ cố gắng làm rõ những hệ quả quan trọng bé sẽ gặp phải mà hầu hết bạn đọc đều quan tâm khi có trẻ chậm nói.
Bạn biết không? câu trả lời “…..chứ sao !” ở trên cũng là câu trả lời mình hay nhận được từ bé Bắp 3 tuổi rưỡi nhà mình
“Thì con giận mẹ chứ sao!”
“Thì vì mẹ thương con chư sao!”
Thế đấy các bạn!
Mình cũng không thể diễn tả trọn vẹn cảm xúc của mình hạnh phúc đến nhường nào khi nghe con nói như vậy đâu.
Nhưng thôi, gác lại cảm xúc hạnh phúc của mình đã.
Vì mình biết bạn đang băn khoăn rất nhiều, lòng bạn cũng đang ngổn ngang nhiều điều về vấn đề trẻ chậm nói phải không nào?
Vậy trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?
Có lẽ chưa bao giờ vấn đề trẻ chậm nói lại được quan tâm nhiều như hiện nay.
Phải nói rằng cũng chính nhờ sự phát triển của internet mà thông tin về trẻ chậm nói ngày một nhiều hơn. Những nguyên nhân và cách khắc phục cũng được đưa ra bàn luận nhiều hơn.
Với tiêu đề “ trẻ chậm nói có sao không” mình muốn đề cập đến những vấn đề mà trẻ có thể sẽ gặp phải khi rơi vào tình trạng chậm nói
-Khó khăn trong giao tiếp
-Đánh mất bản thân
-Có thể trẻ bị vướng vào điều mà bạn không mong muốn.
Trong những bài viết liên quan đến vấn đề trẻ chậm nói mình sẽ phân tích sâu hơn nguyên nhân có thể gây nên và cách khắc phục tránh để trẻ chậm nói. Còn trong phạm vi bài viết này mình chỉ xin đề cập đến một số vấn đề trẻ sẽ gánh chịu nếu rơi vào trường hợp chậm nói.
1. Trẻ chậm nói gặp khó khăn trong giao tiếp
Mình xin chia sẻ câu chuyện của bé Ù(một bé gái 2 tuổi)
Một lần tình cờ mình nhìn thấy Ù vào giờ cơm trưa, do vô tình mình thiếu gia vị nấu ăn nên đi ngang qua nhà Ù mới đến tạp hóa.
Ù được bà đút cho ăn nhưng tay chân thì múa may liên hồi.
Miệng Ù thì í ới không ra từ nào rõ ràng.
Ù ngúng nguẩy không chịu ăn, nhưng bà vẫn phải ép ăn vì như thế mới làm tròn nghĩa vụ với con cháu chứ!
Mình biết Ù vì cũng trạc tuổi ku Bon nhà mình, đôi khi hay dẫn Bon đi bộ và gặp Ù nhưng hầu như rất ít khi nghe được từ ngữ do Ù nói
Mình cố gắng thế nào cũng khó có thể lý giải những từ ngữ mà bé nói
Dường như phát âm cho tròn chữ cũng khá khó khăn với Ù
Theo mình quan sát thì bé Ù hiểu mọi câu hỏi mà ông bà hay những trẻ xung quanh nói
Tuy nhiên bé gặp khó khăn khi trả lời lại câu hỏi, hay nói cách khác là bé không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ mà chỉ gật gù hoặc lắc đầu, thỉnh thoảng í ới vài từ thôi
Bạn tưởng tượng trường hợp này cũng giống như việc mình có thể hiểu người nước ngoài hỏi một số câu tiếng anh, nhưng lại không biết phải dùng từ ngữ để trả lời như thế nào?
Bạn có đoán ra vì sao không?
Ta thiếu vốn từ vựng
Đó chính là lúc ta gặp khó khăn giao tiếp đấy.
Về nguyên nhân thì mình xin phân tích ở bài này tiếp theo.
Vậy bạn nghĩ bé Ù lúc này sẽ như thế nào? bé sẽ có cảm giác ra sao không?
Đấy chính là một trong những vấn đề của trẻ chậm nói – khó khăn trong giao tiếp.
Theo thời gian bé sẽ mất dần tự tin và tự khép mình vào thế giới riêng của trẻ
Nếu bạn là người gặp vấn đề khó khăn khi trả lời câu hỏi tiếng Anh ở ví dụ nêu trên thì bạn tưởng tượng xem tình trạng của bạn sẽ thế nào nếu không được ai hỗ trợ
Liệu bạn có thể giao tiếp tốt hơn không?
Bạn sẽ tự trả lời cho câu hỏi với bé gái này nhé, còn nếu bạn muốn câu trả lời rõ ràng hơn thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết tiếp theo.
Khó khăn trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Nếu không thông qua giao tiếp thì làm sao trẻ có thể lớn lên một cách bình thường được
Không chỉ vậy, giao tiếp còn là một hoạt động giúp não bộ phát triển hoàn thiện hơn.
Một em bé ít khả năng giao tiếp sẽ không thể trao đổi thông tin với một em bé khác. Điều này làm cho bé càng cảm thấy rụt rè hơn và co mình vào vỏ ốc nhanh hơn
Chắc chắn sự cô đơn sẽ đến với trẻ .
Liệu bạn có đủ tinh tường để nhận ra ánh mắt thoáng buồn của con trong khi những tình huống làm bật lên ánh mắt ấy lại xuất hiện chớp nhoáng…
Ngay lúc mẹ/cha đang bận.
Thời gian bận lướt web, facebook, zalo, youtube còn nhiều hơn thời gian quan sát con chơi, con hờn, con giận
Vậy sao bạn có thể nhận ra ánh mắt của sự cô đơn nơi con?
Nói vậy là để bạn và mình, chúng ta cùng nhìn nhận thẳng thắn vào những hệ quả mà trẻ chậm nói phải gánh chịu.
2. Đánh mất bản thân
Đánh mất bản thân chính là mất đi sự tự tin vào giá trị vốn có của một cá thể bất kỳ
Hãy quay trở lại với ví dụ về việc bạn khó khăn trong trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh.
Liệu bạn sẽ đứng trước mặt những người hỏi chuyện bạn bao lâu nếu bạn không thể trả lời câu hỏi của họ?
Mình tin bạn sẽ nhanh chóng gãi đầu gãi tai, mặt thì nghệch ra hoặc cũng có thể là ngó lơ rồi đi thẳng
Nói đến đây mới nhớ.
Hồi còn học phổ thông mình thực sự không thể trả lời những câu hỏi bằng tiếng Anh của cô dù câu hỏi rất đơn giản
Dù bản thân biết rõ câu trả lời nhưng mình không biết cách diễn đạt sao cả
Vì mình bí từ vựng và không nhớ ngữ pháp
Vậy đấy.
Đối với trẻ mất tự tin sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần
Điều này gây bất lợi và ảnh hưởng đến tương lai cũng như sự trưởng thành ở trẻ
Mỗi người được sinh ra chẳng phải hàng ngày vẫn luôn đi tìm kiếm hạnh phúc đó sao?
Trẻ em là những búp măng non lại càng đáng được hưởng hạnh phúc nhiều hơn
Hãy nuôi dưỡng tâm hồn con để con luôn cảm nhận trọn vẹn tình thương yêu của bạn đang gửi gắm nơi con
Đừng bao giờ vô tâm, đợi đến khi con cô đơn rồi mới nói những lời yêu thương, mới mong con được hạnh phúc
Đôi khi trẻ chỉ cần bạn ngồi bên cạnh, nghe con nói huyên thuyên về những điều con tưởng tượng ra trong cái đầu nhỏ bé kia
Lúc ấy bạn hãy chăm chú lắng nghe, con đã hạnh phúc lắm rồi
Đừng đợi cuối tuần, rủ con đi quán cà phê, đưa cho con một cái điện thoại còn bạn một cái, nhìn con mê mẩn với điện thoại rồi bạn nghĩ con đang hạnh phúc.
Bạn có bao giờ tự hỏi, biết đâu trẻ chậm nói cũng là do điện thoại không?
Có bao giờ bạn đặt câu hỏi về việc đưa điện thoại cho con khi trẻ còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng xấu nhiều hơn là giúp con tốt hơn không?
Trong bài viết này mình sẽ chỉ đặt câu hỏi và không phân tích gì thêm
Mình muốn bạn hãy suy nghĩ về những giây phút “ánh mắt con thoáng buồn” và hình ảnh “con ngồi xem điện thoại trong say mê”
Nếu điều đó vẫn không gợi lên cho bạn điều gì thì có lẽ những hệ quả mình đưa ra liên quan vấn đề trẻ chậm nói chưa đủ thuyết phục bạn.
Nhưng cũng chẳng sao!
Vì nó cũng chỉ giúp mình nói lên tiếng nói của con bạn mà thôi.
Một tiếng nói của người nhỏ bé đôi khi ít được để ý đến
Nhưng mình sẽ nói, nói cho đến khi nào bạn nhận ra và có những hành động để giúp cho con bạn có được giây phút hạnh phúc bên cha/mẹ, giúp con bạn có được nhiều hơn những giây phút nói chuyện, đọc sách cùng mẹ, thay vì ngồi cười với smartphone.
3. Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Có phải bạn đang băn khoăn về mỗi điều này?
Trẻ chậm nói có chậm phát triển? Hay nói cách khác trẻ chậm nói có phải tự kỷ?
Chính xác!
Đó chính là chứng tự kỷ
Tuy nhiên mình cần nói rõ hơn.
Trẻ chậm nói có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đôi khi trẻ chỉ chậm nói đơn thuần do những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài mà khiến bé chậm nói thôi.
Nếu ta điều chỉnh một chút những yếu tố này thì vấn đề trẻ chậm nói sẽ khắc phục được và tạm gọi là khả quan hơn vấn đề bé gặp chứng tự kỷ
Không phải trẻ cứ chậm nói là bé sẽ bị tự kỷ mà thật ra để đánh giá bé có tự kỷ hay không đòi hỏi có những phân tích rất cụ thể và phải trao đổi với những người có chuyên môn như bác sỹ, chuyên gia trị liệu… để có thể kết luận chính xác hơn.
Vì bạn nên hiểu rằng nếu không may gia đình có trẻ tự kỷ thì hành trình làm mẹ làm cha của gia đình bạn sẽ vô cùng gian nan đấy!
Bạn sẽ cần tham vấn những người có chuyên môn sâu, vẫn cần nhất là đưa trẻ trực tiếp đến bác sỹ chuyên môn để đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của trẻ
Từ đó bạn mới tiếp tục định hướng cho bước đi tiếp của gia đình
Mình có quen một số người cô trước đây có dạy và hiện tại các cô vẫn đang có những nghiên cứu về trẻ tự kỷ.
Khi hoàn thiện thông tin mình sẽ thêm những đường link đến với thông tin của cô để bạn dễ dàng tham khảo
Mình cũng mong khi bạn đọc bài viết này của mình thì con bạn cũng chỉ rơi vào trạng thái là trẻ chậm nói đơn thuần thôi.
Cầu chúc bé và gia đình thật nhiều may mắn để không phải vướng vào chứng tự kỷ
Bài viết về hệ quả mà trẻ chậm nói có thể gặp phải sẽ kết thúc ở đây và còn những bài phân tích sâu hơn về nguyên nhân cũng như cách chủ động để tránh không vướng phải những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói nữa
TẠM KẾT
Qua đây mình cũng mong bạn sẽ quan tâm và dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con hơn nữa.
Con cần bạn nói chuyện nhiều hơn là kênh giải trí trên youtube, con cần bạn đọc sách nhiều hơn thời gian xem tv.
Chỉ khi ấy trí não con mới phát triển đúng theo lứa tuổi, tâm hồn con được nuôi dưỡng bởi những điều giản dị thế đấy.
Nhân tiện nếu bạn vẫn chưa biết loại sách nào nên chọn cho con từ 0-6 tuổi thì mình đề xuất luôn đó là sách ehon bạn nhé. Còn sách ehon là gì thì bạn có thể tham khảo bài viết mình gợi ý .
Cuối cùng chúc bạn sớm kết nối lại cùng con và có những giây phút vui vẻ, những tiếng cười sảng khoái mỗi ngày nhé.
Add comment